I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI.
Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, thực hiện chuẩn KT – KN , sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm.
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết kiến thức vật lí đều gắn với thực tế, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và máy tính nói riêng vào dạy học vật lí là một hướng đi thích hợp và mang tính cấp thiết. Nhờ các chương trình mô phỏng, minh hoạ, máy làm tăng tính trực quan, kích thích hứng thú học tập và tạo sự chú ý ở mức độ cao đối với học sinh , giúp cho GV giảm thời gian thuyết trình, không mất nhiều thời gian vào việc biểu diễn, thể hiện thông tin trong giờ học. Với các thí nghiệm có tính nguy hiểm đối với con người, hoặc các thí nghiệm có thời gian diễn ra rất nhanh (hoặc rất chậm) thì việc thay thế chúng bằng những thí nghiệm ảo trên máy tính là một cách làm tối ưu … Có thể thấy ngay rằng, việc sử dụng máy tínhvới tư cách là một phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí có rất nhiều ưu điểm nổi trội, nó có thể được ứng dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xây dựng tình huống học tập, nghiên cứu giải quyết vấn đề, xây dựng kiến thức mới đến việc củng cố, vận dụng kiến thức … Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng, máy tính không phải là một phương tiện dạy học vạn năng, có thể thay thế toàn bộ các phương tiện dạy học truyền thống khác; máy tính dù hiện đại đến đâu, cũng không thể thay thế toàn bộ cho người GV, mà GV luôn là người có vai trò tổ chức, thiết kế quá trình dạy học, là người quyết định lựa chọn phương tiện, lựa chọn thời điểm sử dụng, hình thức sử dụng và phạm vi sử dụng máy tính nhằm đạt hiệu quả cao nhất của hoạt động dạy học.
Máy tinh và các phương tiện dạy học hiện đại có sự trợ giúp của máy tính góp phần kích thích động cơ học tập tích cực cho HS. Các phần mềm dạy học, các hình ảnh mô phỏng, minh hoạ … giúp tăng cường tính trực quan trong học tập làm cơ sở cho việc phát triển tư duy của HS. Việc học tập với máy tính và các phương tiện dạy học hiện đại tạo ra cho HS hứng thú học tập ở mức độ cao, kích thích và luôn duy trì mức độ tập trung cao nhất của HS trong quá trình học tập.
Trong quá trình giảng dạy vật lý, tôi nhận thấy một số thiết bị thí nghiệm chưa đảm bảo trong quá trình thí nghiệm chung cho cả lớp mà chỉ là giáo viên tiến hành thí nghiệm biểu diễn cho cả lớp quan sát, nhưng những em ở cuối lớp lại không thể quan sát rõ ; một số thí nghiệm diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm nên việc thí nghiệm thực thì học sinh quan sát không được; một số thí nghiệm thì giáo viên chuẩn bị riêng cho cả lớp ; nhiều bài tập định tính chỉ nêu nội dung mà học sinh khó hình dung hiện tượng xảy ra…những điều trên phần nào chưa gây được hứng thú học tập trong học sinh.
Những vấn đề trên có thể khắc phục được khi sử dụng máy chiếu projector kết hợp với máy chiếu đa vật thể để trình chiếu thí nghiệm lên màn hình lớn cho học sinh quan sát nhưng do giá thành của máy chiếu đa vật thể này còn khá cao và cồng kềnh nên trong một tiết dạy bình thường ( không phải tiết thao giảng – hội giảng) cũng rất ít giáo viên muốn sử dụng.
Cũng có tính năng gần giống như máy chiếu đa vật thể , Webcamera dùng ở gia đình hoặc các tiệm net cũng có chức năng quay các vật mẫu, chụp hình, quy lại các đoạn thí nghiệm để dùng sau này.Vì vậy tôi đã sử dụng Webcam thay cho máy chiếu đa vật thể trong các tiết dạy vừa phát huy được khả năng của một máy chiếu đa vật thể, vừa gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển qua các phòng học khác nhau….
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến để đồng nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra kinh ngiệm và vận dụng một cách có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 7D KHI HỌC VẬT LÝ BẰNG CÁCH ỨNG DỤNG CNTT VỚI WEBCAM VÀ CLIP THỰC TẾ”
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 7 trường THCS và THPT Chu Văn An : lớp 7C (25 học sinh) làm lớp đối chứng; lớp 7D ( 24 học sinh) làm lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm được học vật lý có sự trợ giúp của CNTT bằng đèn chiếu, webcam và các clip mô phỏng, clip thực tế. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến hứng thú học tập của học sinh, điểm kiểm tra (giá trị trung bình) của lớp thực nghiệm là 7.875; của lớp đối chứng là 6.68. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p = 0.00002675 < 0.005 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng việc học vật lý có sự trợ giúp của CNTT bằng đèn chiếu, webcam và các clip mô phỏng, clip thực tế đã gây hứng thú học cho các em học sinh.
II. GIỚI THIỆU:
1) Hiện trạng:
Thực tế qua quá trình giảng môn Vật lý 8 bản thân tôi nhận thấy: Kết quả học tập môn Lý còn thấp, chưa gây được hứng thú học tập trong học sinh, có nhiều nguyên nhân như sau:
- Học sinh tiếp thu bài còn thụ động.
- Thiếu sự tích cực, chủ động trong hoạt động nhóm, nhiều em còn ỷ lại vào các bạn trong nhóm, chưa mạnh dạn giơ tay trình bày ý kiến của mình.
- Chưa đưa được trò chơi vào các tiết dạy nhiều.
- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em.
- Đồ dùng thí nghiệm môn Vật Lý đã phần hư hỏng nhiều, chưa có hình ảnh trực quan để các em quan sát.
- Phương pháp dạy học của Giáo viên chưa phát huy được hết khả năng của các em, mang nặng lí thuyết, không gây được hứng thú học tập cho HS.
- Kiến thức vật lý nặng tính lý thuyết.
Như vậy, để khắc phục những khó khăn trước mắt và giúp học sinh có những kết quả học tập tốt hơn, tôi chọn nguyên nhân “ Phương pháp dạy học của giáo viên chưa phát huy được hết khả năng của các em, mang nặng lí thuyết, không gây được hứng thú học tập cho các em” để khắc phục hiện trạng này.
2) Giải pháp thay thế:
Theo tôi việc giảng dạy Vật Lý cần nhiều công cụ trực quan sinh động để gây hứng thú cho học sinh trong học tập, nhưng do thiết bị thí nghiệm phần nhiều là hư hỏng hoặc không chính xác, một số thí nghiệm minh họa ở SGK thì chỉ có giáo viên thực hiện, học sinh cuối lớp không thể quan sát, một số thí nghiệm diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm không thể cho học sinh quan sát được nên Gv thường bỏ qua mà chỉ nêu lý thuyết, nhiều bài tập thực tế học sinh chưa gặp nên chưa thể hoàn thành bài tập.Từ đó dẫn đến học sinh chưa hứng thú cao trong việc học tập môn lý và kết quả học tập chưa cao,
Để khắc phục những nguyên nhân đã nêu ở trên, tôi có rất nhiều giải pháp như:
- Tăng cường hoạt động nhóm cho các em hứng thú khi học.
- Tăng cường một số bài tập thực tế ở nhà để học sinh làm.
- Đưa trò chơi vào các tiết học làm cho không khí buổi học sôi nổi.
- Cần tạo ra một môi trường thân thiện, người giáo viên không nên quát tháo hay dọa nạt các em khiến các em lo sợ và mất tập trung.
- Sử dụng các hình ảnh động, trực quan, clip liên quan đến bài học, bài tập cho các em quan sát và giải thích hiện tượng
Và ở đây tôi có sử dụng Webcam để trình chiếu các thí nghiệm mẫu và bài tập cũng như trình chiếu những clip mô phỏng, clip thực tế liên quan đến bài học.
Các mô hình kỹ thuật, các quá trình vật lý diễn ra quá nhanh mà con người khó hận biết kịp, nhận biết không chính xác, đầy đủ, các hiện tượng vật lý trong thế giới vi mô, các hiện tượng vật lý có thể gây nguy hiểm,… sẽ rất thích hợp với công nghệ mô phỏng.
Một số học liệu có thể kết hợp với thiết bị công nghệ hoặc được thay thế bằng tài liệu số hóa như: các mô hình, mẫu vật có kích thước, khối lượng lớn, những mô hình dễ gãy vỡ khi di chuyển hoặc lắp ráp phức tạp mất nhiều thời gian, các quá trình vật lý, các quan hệ và chuyển động phức tạp trong không gian… có thể chuyển thành bản đồ số hóa, đồ họa mô phỏng trong các phần mềm.
Một số tranh, ảnh minh họa, các bảng số liệu bằng giấy in hay vải có thể chuyển thành file đồ họa hoặc ảnh số, tạo thành bộ sưu tập trong CD-ROM hoặc dữ liệu số.
3) Một số đề tài gần đây:
Về đề tài gây hứng thú học vật Lý học sinh cũng như ứng dụng CNTT vào dạy Vật Lý đã có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết của giáo viên và các nhà nghiên cứu giáo dục như:
[1]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà nội.
[2]. Vương Đình Thắng (2003), Nghiên cứu sử dụng máy vi tính với Multimedia thông qua việc xây dựng và khai thác Website dạy học môn Vật Lý lớp 6 ở trường trung học cơ , Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Vinh.
[3]. Lê Công Triêm (2002), Sự hỗ trợ của máy vi tính với hệ thống Multimedia trong dạy học,Tạp chí Giáo dục, tháng 3.
[4]. Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý. NXB Giáo Dục.
[5]. Mai văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại , Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Vinh.
[6]. Phan Gia Anh Vũ (1998), Thí nghiệm vật lý với sự hỗ trợ của máy vi tính. Thông báo KH&GD, ĐHSP Huế tháng 11.
[7]. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng cơ bản của máy vi tính trong dạy học Vật lí, Giáo trình điện tử, Đại học sư phạm Hà Nội.
[8]. Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2006), Sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Giáo trình điện tử, Đại học sư phạm Hà Nội
4) Vấn đề nghiên cứu: Việc ứng dụng CNTT và Webcam, đèn chiếu để trình chiếu các thí nghiệm biểu diễn, bài tập kết hợp các clip mô phỏng, clip thực tế có làm tăng hứng thú học tập của học sinh hay không? Từ đó có dẫn đến kết quả học tập được nâng cao hơn không?
5) Giả thuyết nghiên cứu: Có. Việc ứng dụng CNTT và Webcam, đèn chiếu để trình chiếu các thí nghiệm biểu diễn, bài tập kết hợp các clip mô phỏng, clip thực tế có gây được hứng thú học tập cho các em từ đó kết quả học tập được nâng cao.
III. PHƯƠNG PHÁP:
1) Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 7D, Trường THCS và THPT Chu Văn An – Đồng Xuân, học môn vật lý có sự trợ giúp của CNTT ( đèn chiếu, webcam, clip thực tế)
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp
|
Số HS các lớp
|
Dân tộc
|
Tổng số
|
Nam
|
Nữ
|
Kinh
|
Chăm và BaNa
|
Lớp 7D
|
24
|
13
|
11
|
14
|
10
|
Lớp 7C
|
25
|
13
|
12
|
14
|
11
|
- Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học.
2) Thiết kế:
Chọn 2 lớp: lớp 7C làm lớp đối chứng, lớp 7D làm lớp thực nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra 15 phút để kiểm tra mức độ tiến bộ của học sinh.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
|
Đối chứng
|
Thực nghiệm
|
Giá trị trung bình
|
6.5
|
6.125
|
p
|
0.33294793
|
p = 0.33294793 > 0.005, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3)
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
|
KT trước TĐ
|
Tác động
|
KT sau TĐ
|
Thực nghiệm 7D
|
O1
|
Dạy học có sự trợ giúp CNTT ( đèn chiếu, Webcam, clip mô phỏng, clip thưc tế)
|
O3
|
Đối chứng 7C
|
O2
|
Không
|
O4
|
3) Quy trình nghiên cứu:
1) Giáo viên dạy học học vật lý bằng cách ứng dụng CNTT với webcam và clip thực tế: GV trình chiếu lên bảng cho HS quan sát nội dung bài học
2) Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, clip mô phỏng, clip thực tế liên quan bài học.
3) Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
Ví dụ 1: Giáo viên mở đầu bài học “ Các chất được cấu tao như thế nào ?” bằng thí nghiệm thực đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước hỗn hợp thu được chỉ khoảng 95 cm3. Vậy phần còn lại đã chảy đi đâu ? Điều này sẽ gây hứng thứ và thắc mắc cho học sinh mà không biết câu trả lời, từ đó học sinh sẽ chú ý đến nội dung bài học để trả lời thắc mắc của mình.
4) Chọn đối tượng thực hiện:
Chọn lớp: Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thuộc khối lớp 7 trường THCS và THPT Chu Văn An – Đồng Xuân. Quá trình thực hiện đã được tổ chức ở hai lớp:
- Lớp 7C là lớp đối chứng, gồm 25 học sinh : Không ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Lớp 7D là lớp thực nghiệm, gồm 24 học sinh: Sử dụng CNTT với đèn chiếu, webcam và clip trong việc dạy và học vật lý.
5) Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
6) Đo lường: Cho 2 lớp cùng làm một bài kiểm tra 15 phút
7) Kết quả: Sau 4 tuần áp dụng phương pháp dạy học Sử dụng CNTT với đèn chiếu, webcam và clip cho lớp 7D ( cho 4 bài học đầu tiên của chương II: Nhiệt học), tôi cho 2 lớp làm lại bài kiểm tra thang đo thái độ giống như kiểm tra trước tác động
TẢI TÀI LIỆU TẠI ĐÂY