Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Cao Bằng
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Cao Bằng
Miễn phí
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Cao Bằng
Miễn phí
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Cao Bằng
Câu 1:
Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Đồng chí. Tác giả Chính Hữu.
Câu 2: Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do.
Câu 3:
Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong đoạn thơ: “Đầu súng trăng treo”
-> Chất thép và chất tình hòa quyện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Câu 4:
Hoàn cảnh người lính trong kháng chiến: Xa gia đình, quê hương, kháng chiến trong điều kiện khó khăn, gian khổ “sốt run người”, áo rách, quần vá, “chân không giày”, “rừng hoang sương muối”,...
Lí tưởng: Những anh bộ đội cụ Hồ chiến đấu với lý tưởng cao đẹp và tình đồng đội keo sơn gắn bó:
- Quyết tâm ra đi cứu nước, chiến đấu hết mình bảo vệ Tổ quốc
- Cảm thông sâu xa cho hoàn cảnh, nỗi lòng của nhau
- Chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn trong bối cảnh khắc nghiệt của kháng chiến
- Truyền cho nhau hơi ấm, tình yêu thương
-> sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở bài
• Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: nghị lực của con người trong cuộc sống. 2. Thân bài * Giải thích khái niệm ý chí nghị lực
Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra. Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên,khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.
* Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực
- Nguồn gốc: Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống.
- Biểu hiện của ý chí nghị lực:
Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển hóa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven...
Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.
Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích. * Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực.
Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bác Hồ, các tấm gương chống dịch,...
Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn. Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận. Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.
* Bình luận, mở rộng - Phê phán những người không có ý chí, nghị lực:
Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.
Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai.
• Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.
-> Lối sống cần lên án.
- Phương hướng rèn luyện:
• Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là mối trường để tôi luyện.
* Bài học nhận thức và hành động:
• Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng. • Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã. Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài. • Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.
Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.
3. Kết bài
• Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống.
• Liên hệ bản thân.
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Làng” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai.
2. Thân bài
a. Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình: Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: - Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em - Lo lắng, nhớ đến làng: "Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá " b. Tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng Chợ Dầu đi theo giặc: - Tin đến đột ngột , bất ngờ làm ông sững sờ, bàng hoàng “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rần rần, nước mắt giàn ra, giọng lạc đi” – Cảm xúc: đau đớn, tê tái, bẽ bàng
- Lảng chuyện cười nhạt thếch, cúi mặt mà đi
– Trốn tránh vì xấu hổ và nhục nhã
- Về nhà: “Nằm vật ra giường”... “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...”
– Thương con
- Căm giận dân làng – gọi là chúng bay
– Căm ghét, khinh bỉ, nguyền rủa họ phản bội, bán nước
- Khi trò chuyện với vợ ông Hai bực bội, gắt gỏng vô cớ, đau đớn, trằn trọc thở dài rồi lo lắng chân tay rủn ra,nín thở, lắng nghe không nhúc nhích.
=> Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên cùng nỗi đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc. c. Tâm trạng của ông Hai mấy ngày sau đó:
- Suốt mấy hôm ông không dám đi đâu, chỉ ở trong nhà nghe ngóng tình hình trong sự sợ hãi, lo lắng,luôn bị ám ảnh về chuyện làng theo Tây. Cứ thấy một đám đông túm lại ... ông cũng chột dạ ... “thoáng nghe những tiếng Tây Việt gian ... lủi ra một góc nhà , nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
- Gia đình ông không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông lúc này thật bế tắc tuyệt vọng.
+ Có ý nghĩ “Hay là quay về làng” nhưng “vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức phản đối ngay”... “nước mắt ông giàn ra. Về làng ... làm nô lệ cho thằng tây .. thế rồi ông quyết định “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thừ”.
Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.
- Ông Hai trò chuyện với đứa con út.
+ Muốn đứa con ghi nhớ “ Nhà ta ở làng chợ Dầu”--> Tình yêu sâu nặng với làng quê. Tình cảm tự do tình cảm cách mạng, lòng yêu làng, yêu nước đã thực sự hoà quện trong tâm hồn ông.
d. Tâm trạng của ông Hại khi nghe tin cải chính:
- Biết sự thật làng không theo Tây còn chiến đấu anh dũng, ông Hai tươi vui rạng rỡ hẳn lên, mua quà cho con
- Ông Hai vui mừng phấn chấn đi khoe khắp nơi nhà ông bị tây đốt cháy lấy làm tự hào vì đó là bằng chứng làng ông không theo tây"vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về làng--> sung sướng hả hê đến cực điểm.
-> Với ông Hai, tin làm Chợ Dầu theo giặc là một cú “sốc” lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.
3. Kết bài
Khái quát về những vẻ đẹp của nhân vật ông Hai, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật những suy nghĩ của bản thân.
Sở GD&ĐT Cao Bằng ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT Môn: Ngữ văn |
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Đoạn thơ được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 3: Chỉ ra hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong ba dòng thơ:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc về hoành cảnh, lý tưởng sống của người lính trong kháng chiến như thế nào?
II. LÀM VĂN
Câu 1
Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về nghị lực của con người trong cuộc sống.
Câu 2
Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
(Kim Lân, Làng, Ngữ văn 9, tập một)