Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Học kì 2
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12
Miễn phí
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Học kì 2
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12
Miễn phí
TRƯỜNG THPT………. |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
I.TRẮC NGHIỆM (8 điểm)
Câu 1: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
A. Giảm tỉ trọng khu vực II và giảm tỉ trọng khu vực III.
B. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng của khu vực I.
C. Tăng tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng của khu vực I.
D. Giảm tỉ trọng khu vực I và giảm tỉ trọng khu vực II.
Câu 2: Cho bảng số liệu
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
( Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2014 |
Nông nghiệp | 129,1 | 183,3 | 168,4 | 623,2 |
Lâm nghiệp | 7,7 | 9,5 | 7,4 | 24,6 |
Thủy sản | 26,5 | 63,6 | 56,9 | 188,6 |
Tổng số | 163,3 | 256,4 | 232,7 | 836,4 |
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2014 là biểu đồ
A. miền.
B. kết hợp.
C. tròn
. D. cột.
Câu 3: Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh thuộc vùng
A. Đông Nam Bộ.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Tây Bắc, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 4: Dệt - may, điện, vật liệu xây dựng là chuyên môn hóa sản xuất của cụm công nghiệp nào sau đây?
A. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.
B. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.
C. Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ.
D. Đáp Cầu - Bắc Giang.
Câu 5: Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết Quốc lộ 1 nối từ đâu đến đâu?
A. Lạng Sơn - TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.
C. Hữu Nghị - Năm Căn.
D. Hà Nội - Cà Mau.
Câu 7: Sản lượng điện nước ta trong những năm gần đây tăng rất nhanh chủ yếu là do
A. nguồn điện nhập khẩu tăng nhanh.
B. nhu cầu điện đối với sản xuất và xuất khẩu tăng.
C. xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy điện khí.
D. đưa các nhà máy thủy điện mới vào hoạt động.
Câu 8: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
B. Nam Bộ.
C. dọc theo Duyên hải miền Trung.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9: Nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây công nghiệp ở nước ta là
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.
C. người lao động có kinh nghiệm sản xuất.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng đảm bảo..
Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc đẩy mạnh sản xuất lương thực ở nước ta là
A. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
C. đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân.
D. tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng lương thực của nước ta trong những năm qua tăng nhanh là
A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất.
B. đẩy mạnh khai hoang, tăng diện tích cây lương thực.
C. áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất lương thực.
D. do nhu cầu trong nước về lương thực ngày càng tăng nhanh.
Câu 12: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
B. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
C. So sánh giá trị xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta
Câu 13: Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta những năm qua?
A. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.
B. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.
D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động.
Câu 14: Điều kiện tác động mạnh mẽ nhất đến việc phát triển chăn nuôi ở nước ta là
A. cơ sở thức ăn.
B. lực lượng lao động có kĩ thuật.
C. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
D. các dịch vụ về giống, thú y.
Câu 15: Cho bảng số liệu
LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005- 2015
(Đơn vị: nghìn người)
Năm | Tổng số | Thành thị | Nông thôn |
2005 | 42.775 | 10.689 | 32.086 |
2008 | 46.461 | 12.499 | 33.962 |
2013 | 52.208 | 15.509 | 36.699 |
2015 | 52.840 | 16.375 | 36.465 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng thực trạng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 2005-2015 ?
A. Lao động nông thôn tăng nhanh hơn thành thị.
B. Lao động tập trung ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn.
C. Lao động ở thành thị tăng nhanh hơn nông thôn.
D. Lao động tập trung ở nông thôn ít hơn ở thành thị.
Câu 16: Trong ngành trồng trọt, xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm để
A. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
B. phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.
C. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
D. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Câu 17: Than nâu phân bố nhiều nhất ở
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 18: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp năng lượng trang 22 kết hợp với trang 10 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nhà máy thủy điện Yaly nằm trên sông nào sau đây?
A. Xê Xan.
B. Trà Khúc.
C. Ba.
D. Đồng Nai.
Câu 19: Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. các đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. các cánh đồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 20: Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là
A. số người ở độ tuổi 15 - 59 chiếm hơn 2/3 dân số.
B. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.
C. số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.
D. số người ở độ tuổi 0 -14 chiếm hơn 2/3 dân số.
Câu 21: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra
A. chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
B. nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thế giới.
C. khá nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
D. nhanh, tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp.
Câu 22: Biện pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta là
A. xuất khẩu lao động.
B. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. phát triển ngành thủ công nghiệp ở nông thôn.
D. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nhơn Hội.
B. Chân Mây - Lăng Cô.
C. Dung Quất.
D. Vân Phong.
Câu 24: Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) trang 20 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng nuôi trồng lớn nhất cả nước?
A. Đồng Tháp.
B. An Giang.
C. Cà Mau.
D. Bạc Liêu.
Câu 25: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 26: Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta tập trung trên hệ thống sông
A. Thái Bình.
B. Đồng Nai.
C. Mã.
D. Hồng
Câu 27: Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là
A. kinh tế tư nhân.
B. kinh tế Nhà nước.
C. kinh tế tập thể.
D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 28: Dọc theo Duyên hải miền Trung, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là
A. Huế.
B. Nghệ An.
C. Nha Trang.
D. Đà Nẵng.
Câu 29: Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết điều được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001-1 000 000 người?
A. Cần Thơ, Nha Trang, Vinh.
B. Biên Hòa, Thanh Hóa, Huế.
C. Cần Thơ, Biên Hòa, Đà Nẵng.
D. Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng.
Câu 31: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động của nước ta hiện nay?
A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
B. Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
C. Cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ.
D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 32: . Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là
A. kiểm soát việc hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố.
B. phát triển và mở rộng mạng lưới đô thị.
C. giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn.
D. xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn.
II/ TỰ LUẬN (2 điểm)
Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản của nước ta hiện nay?
I. Phần trắc nghiệm
1 B
2 A
3 C
4 B
5 D
6 C
7 B
8 A
9 B
10 C
11 A
12 D
13 D
14 A
15 C
16 C
17 B
18 A
19 A
20 A
21 A
22 B
23 B
24 B
25 C
26 D
27 D
28 D
29 D
30 C
31 C
32 D
II. Phần tự luận
-Thuận lợi (1,5 điểm)
+ Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng.
+Nguồn lợi hải sản phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm….ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản.
+ Có 4 ngư trường trọng điểm….
+ Có nhiều vũng, vịnh đầm phá… là điều kiện để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ….có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Các phương tiện tàu thuyền , cư ngụ được trang bị tốt hơn.
+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.
+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.
+ Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.
- Khó khăn (0,5 điểm)
+ Hàng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa ĐB, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.
+ Tàu thuyền, phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới.
+ Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu.
+ Chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa.