Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Học kì 1
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn
Miễn phí
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Học kì 1
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn
Miễn phí
Mức độ/Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Cộng |
1. Đọc - hiểu văn bản |
Nhận biết được thể loại văn bản, biện pháp tu từ. |
Hiểu nội dung được nêu ra trong văn bản, dấu hiệu ngôn ngữ của biện pháp tu từ. |
Nêu được thông điệp qua nội dung của văn bản. |
|
|
Số câu : 3 Tỉ lệ : 30 % Số điểm : 3,0 |
1 10% 1,0 |
1 10% 1,0 |
1 10% 1,0 |
|
3 câu 30% 3,0 |
2. Làm văn |
|
|
|
|
|
Nghị luận xã hội. |
Nhận biết được vấn đề nghị luận |
Hiểu được những khía cạnh của vấn đề |
Sử dụng các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề |
|
|
Số câu : 1 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 2,0 |
5% 0,5 |
5% 0,5 |
10% 1,0 |
|
1 câu 20% 2,0 |
Nghị luận văn học |
- Xác định được kiểu bài nghị luận về đoạn trích thơ.
|
- Hiểu được yêu cầu của đề bài. |
- Vận dụng kiến thức kĩ năng nghị luận về đoạn trích thơ. - Huy động kiến thức đã học trong tác phẩm văn học, để phân tích đoạn trích thơ. |
- Tích hợp kiến thức , kĩ năng về bài văn nghị luận văn học. - Nâng cao năng lực tư duy tổng hợp, năng lực cảm thụ văn chương - Diễn đạt mạch lạc, giọng văn hấp dẫn |
|
Số câu : 1 Tỉ lệ 50% Số điểm: 5,0 |
10% 1,0
|
10% 1,0
|
10% 1,0
|
20% 2,0
|
1 câu 50% 5,0 |
Tỉ lệ: Số điểm: |
25% 2,5 |
25% 2,5
|
30% 3,0 |
20% 2,0
|
100% 10,0 |
NỘI DUNG |
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT | TỔNG SỐ | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
I. Đọc hiểu |
Văn bản nghệ thuật.
|
- Nhận diện phong cách ngôn ngữ của văn bản. - Chỉ ra biện pháp tu từ trong bốn câu thơ in đậm của văn bản. |
- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc lặp lại hình ảnh “lời ru” trong văn bản.
|
- Nhận xét, nêu cảm nhận về hình ảnh ấn tượng nhất. - Trình bày suy nghĩ về vấn đề.
|
|
|
Tổng |
Số câu | 2 | 1 | 1 | 4 | |
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 3,0 | ||
Tỉ lệ | 10% | 10% | 10% | 30% | ||
II. Làm văn |
Câu 1: Nghị luận xã hội: (Khoảng 200 chữ) - Từ văn bản đọc hiểu ở phần I, trình bày suy nghĩ về vấn đề công ơn của cha mẹ. |
|
|
Viết đoạn văn |
|
|
|
Câu 2: Nghị luận văn học: Nghị luận về một chi tiết trong tác phẩm văn xuôi. |
|
|
|
Viết bài văn |
|
Tổng | Số câu | 1 | 1 | 2 | ||
Số điểm | 2,0 | 5,0 | 7,0 | |||
Tỉ lệ | 20% | 50% | 70% | |||
Tổng cộng | Số câu | 2 | 1 | 2 | 1 | 6 |
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 3,0 | 5,0 | 10,0 | |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 30% | 50% | 100% |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
HỎI
“Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ cho bài thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Ở ba khổ thơ đầu, các từ ngữ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”,“làm nên” cùng có chung nét nghĩa nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài.
Câu 4 (1,0 điểm): Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời. Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?”, anh/chị sẽ trả lời ra sao? (Trình bày khoảng 3 đến 4 dòng).
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về bài học trong lối sống con người được gửi gắm qua bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh?
Câu 2 (5,0 điểm): “Tư tưởng đất nước của nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm”. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích đoạn thơ sau:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
………
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Ca dao và mẹ
Mẹ ru khúc hát ngày xưa
Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn
Chân trần mẹ lội đầu non
Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai…
Vì ai chân mẹ dẫm gai
Vì ai tất tả vì ai dãi dầuVì ai áo mẹ phai màu
Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?
Lớn từ dạo đó ta đi
Chân mây góc biển mấy khi quay về
Mẹ ngồi lặng cuối bờ đê
Đếm năm tháng đếm ngày về của taMai vàng mấy lượt trổ hoa
Hàng hiên hanh nắng sương sa mấy lần
Đồng xa rồi lại đồng gần
Thương con mẹ lội đồng gần đồng xa
“Ầu ơ…” tiếng vọng xé tim
Lời ru xưa bỗng về tìm cơn mơ
Đâu rồi cái tuổi ngây thơ
Mẹ ta nay đã mịt mờ chân mây
Chiều đông giăng kín heo may
Tìm đâu cho thấy tháng ngày ầu ơ…
(Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
Câu 2: Trong bốn dòng thơ in đậm, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì?
Câu 3: Vì sao cả khi mở đầu và kết thúc bài thơ, tác giả đều nhắc tới lời ru của mẹ?
Câu 4: Dòng hồi tưởng về mẹ đã được nhà thơ tái hiện trong những khoảng thời gian nào? Trong đó, hình ảnh nào gây ấn tượng cho em sâu sắc nhất? vì sao?
PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1: Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về công ơn sinh thành, dưỡng dục.
Câu 2: Cảm nhận của em về chi tiết “bát cháo hành” mà thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao).
Câu | Nội dung | Điểm | |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) |
|||
Câu 1 |
Thể thơ: Tự do. |
0,5 |
|
Câu 2 |
- Ý nghĩa của các từ ngữ: + Tôn cao: nâng đỡ, biết tạo điều kiện để cùng tiến bộ; + Làm đầy: bổ khuyết, khỏa lấp, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết; + Đan vào: gắn bó, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, kết thành một khối thống nhất để hoạt động vì một mục đích chung; + Làm nên: tạo một thành quả. - Nét nghĩa chung: cùng nhau sinh tồn, đoàn kết cùng phát triển,... * Lưu ý: Nếu học sinh không giải thích các từ ngữ mà chỉ nêu nét nghĩa chung hợp lý thì vẫn cho đủ điểm. |
0.5
|
|
Câu 3 |
- Biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp cấu trúc: “Tôi hỏi .... sống .... như thế nào ? Chúng tôi ...” - Tác dụng: Qua hình thức nghệ thuật này, tác giả nhắc nhở mọi người tự nhận thức lại, tự nhìn lại mình để có cách “sống với nhau” cho phù hợp,... |
0,5
0,5 |
|
Câu 4 |
- Học sinh đặt mình vào vị trí đối thoại với nhân vật trữ tình để trả lời cho câu hỏi “Người sống với người như thế nào?”. - Nội dung câu trả lời phải hợp lý, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp của nhân loại. (Ví dụ: yêu thương, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau,...) * Lưu ý: Nếu học sinh trả lời đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp thì không cho điểm. |
1,0 |
|
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) |
|||
Câu 1 |
Viết đoạn văn NLXH khoảng 200 chữ. |
2,0 |
|
|
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. - Đảm bảo một đoạn văn bản hoàn chỉnh có kết cấu chặt chẽ, bố cục 3 phần: Mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. - Ngôn ngữ chọc lọc, trong sáng, diễn đạt lưu loát, các ý rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Bài viết được trình bày rõ ràng, cẩn thận. |
0,25 |
|
|
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý cơ bản sau: - Khái quát nội dung tư tưởng của bài thơ: Bài học về lối sống vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, biết sống vì người khác,biết giúp đỡ,biết đoàn kết để cùng để hoàn thiện lẫn nhau, vươn tới những điều kì diệu trong cuộc sống. - Sống vị tha, biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình, biết giúp đỡ nhau, biết đoàn kết với nhau… là biểu hiện của tinh thần khoan dung độ lượng, phẩm chất cao quý của con người. - Chỉ có tình đoàn kết, sự tương thân tương ái mới tạo ra sức mạnh giúp vượt qua những khó khăn của mỗi người, những thử thách chung, để hòa nhập với cộng đồng, cống hiến cho xã hội.... - Phê phán lối sống ích kỉ, đố kị, thờ ơ, vô trách nhiệm, không biết hoà nhập với cộng đồng, không biết ước mơ, vươn tới... của một bộ phận giới trẻ hiện nay. - Bài học: Biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh, sống vị tha, độ lượng, đoàn kết, biết hi sinh vì người khác… |
0,25
0,5 0,5
0,25
0,25 |
|
Câu 2 |
Nghị luận văn học. |
5,0 |
|
|
1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; - Bài viết đảm bảo bốp cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng; lập luận hợp lí, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
0,5 |
|
|
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về văn bản, học sinh cần phân tích và làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý cơ bản sau: |
4,5 Trong đó: |
|
|
2.1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát nội dung đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện Tư tưởng đất nước của nhân dân: Đất Nước do Nhân Dân làm ra, nhờ Nhân Dân mà tồn tại. |
0,5 |
|
|
2.2. Thân bài: * Cảm nhận về đoạn thơ Nội dung: Khẳng định Đất Nước của Nhân dân vì chính Nhân dân đã làm ra Đất Nước – Nhân dân là những người bình thường, vô danh nhưng họ đã thầm lặng xây dựng, mở mang, khai phá, kiến tạo nên đất nước (người người lớp lớp/ con gái, con trai bằng tuổi chúng ta/Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước; Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân…). – Nhân dân là những người đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những giá trị vật chất, văn hóa tinh thần cho đời sau (Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng; chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi; truyền giọng điệu mình cho con tập nói…). – Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa xâm lăng (Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại…). * Nghệ thuật – Thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa gần gũi quen thuộc vừa mang tính khái quát; các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt. – Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết; giọng điệu tâm tình, có sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chính luận. * Đánh giá chung – Đoạn thơ là những suy nghĩ, phát hiện mới mẻ về vai trò của nhân dân trong lịch sử; khẳng định một tư tưởng mang tính thời đại: Đất Nước Nhân dân. – Đất Nước không chỉ thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm mà còn khơi dậy niềm tự hào về quê hương, tổ quốc trong lòng mỗi người. |
2,5
0,5
0,5 |
|
|
2.3. Kết bài: Tóm lược nội dung chính của bài viết và nêu cảm xúc của bản thân. |
0,5 |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I
|
Đọc hiểu |
3.0 |
|
1 |
Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. |
0,5 |
|
2 |
Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ in đậm: Điệp từ (Vì ai), Câu hỏi tu từ. |
0,5 |
|
3 |
Vì lời ru chứa đựng cả cuộc đời mẹ và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con; lời ru là âm thanh ngọt ngào, thân thuộc nhất trong cuộc đời của một con người… |
1.0 |
|
4 |
- Dòng hồi tưởng về mẹ đã được nhà thơ tái hiện trong nhiều khoảng thời gian: lúc còn thơ ấu, lúc con đã trưởng thành và khi mẹ đã đi xa. - Học sinh tự chọn một hình ảnh để lại cho mình ấn tượng sâu sắc nhất và giải thích lí do. |
1.0 |
|
II
|
Làm văn |
7.0 |
|
1 |
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về công ơn sinh thành và dưỡng dục. |
2.0 |
|
a. Đảm bảo hình thức của một đoạn văn |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lòng biết ơn đối với cha mẹ. |
0,25 |
||
c. Nội dung đoạn văn: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần tập trung làm rõ vấn đề: Lòng biết ơn của con cái đối với công lao của cha mẹ, biết yêu thương, quan tâm tới cha mẹ khi còn có thể... - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. |
1.0 |
||
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật. |
0,25 |
||
đ. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0,25 |
||
2 |
Viết bài văn NLVH: Cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành” mà thị Nở mang cho Chí Phèo. |
5.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. |
0,5 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:Chi tiết “bát cháo hành” thị Nở đã đem cho Chí Phèo.=> Tình yêu, tình thương, sự quan tâm chăm sóc của thị Nở dành cho Chí Phèo. |
0,5 |
||
|
|
c. Nội dung bài viết: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được một số nội dung cơ bản sau: * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, về vấn đề cần nghị luận: + Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, nhà văn hiện thực bậc thầy của văn học Việt Nam hiện đại; các sáng tác của ông vừa chân thực giản dị, vừa thấm đượm triết lí nhân sinh; nhà văn có biệt tài phân tích, diễn tả tâm lí phức tạp của con người. + “Chí Phèo” là truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho đề tài người nông dân của Nam Cao trước cách mạng. “Bát cháo hành” là chi tiết đặc sắc góp phần quan trọng thể hiện tâm lí nhân vật, tư tưởng của tác phẩm và điển hình cho nghệ thuật của Nam Cao. * Về ý nghĩa của chi tiết “bát cháo hành”: + Ý nghĩa nội dung: - Thể hiện sự chăm sóc ân cần của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi. - Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị hạnh phúc tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng. - “Bát cháo hành” đã đánh thức tính người bị vùi lấp lâu nay ở Chí: (Học sinh phân tích diễn biến tâm lí của Chí Phèo khi nhận được bát hành của thị Nở) Ngạc nhiên, xúc động, khiến Chí ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Khơi dậy niềm khát khao được làm hòa với mọi người, hi vọng vào một cơ hội trở về với cuộc sống lương thiện. + Ý nghĩa nghệ thuật: - Là chi tiết quan trọng thúc đẩy sụ phát triển của cốt truyện, khắc họa rõ nét tính cách, tâm lí, bi kịch nhân vật. - Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào khả năng cảm hóa của tình người. |
|
3.0 |
|||
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về chi tiết. |
0,5 |
|
đ. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0,5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
..............