Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Học kì 1
Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11
Miễn phí
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Học kì 1
Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11
Miễn phí
SỞ GD & ĐT ………. TRƯỜNG THPT ………
|
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020- 2021 MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) |
PHẦN TRẮC NGHIỆM (20 câu)
Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?
a/ Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.
b/ Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.
c/ Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.
d/ Trong ống tiêu hoá của người có diều.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không đúng?
(1) Động vật không có cơ quan tiêu hóa thì không có tiêu hóa ngoại bào
(2) Động vật có túi tiêu hóa có thể ăn được cả con mồi
(3) Ruột khoang có lỗ thông vừa làm chức năng miệng vừa làm chức năng hậu môn.
(4) Sứa có thể tiêu hóa cơ học nhờ sự co bóp của thành túi tiêu hóa.
Số đặc điểm không đúng là
a/ 2.
b/ 3.
c/4 .
d/ 1.
Câu 3: Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
a/ Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
b/ Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
c/ Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
d/ Các enzim từ bộ máy gôngi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 4: Trong các chất sau, chất nào không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu của người?
(1)Amilaza (2)Tinh bột (3)Vitamin (4)Lipaza
(5)Glucôzơ (6)proteaza (7)Lipit (8)Prôtêin
Phương án đúng là
a/ (1), (4), (6)
b/ (2), (3), (5)
c/ (7), (8).
d/ (4), (5).
Câu 5: Vì sao lưỡng cư sống được dưới nước và trên cạn?
a/ Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.
b/ Vì hô hấp bằng da và bằng phổi.
c/ Vì da luôn cần ẩm ướt.
d/ Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.
Câu 6: Trong các loài động vật dưới đây, loài nào có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể?
(1) Trùng roi (2) Cua (3) Châu chấu (5) Cào cào (6) Giun đất
Số phương án đúng là
a/ 2
. b/ 1.
c/ 3.
d/ 5.
Câu 7: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
a/ Tim→ Động Mạch → Tĩnh mạch→Mao mạch→ Tim.
b/ Tim → Động Mạch → Mao mạch→ Tĩnh mạch → Tim.
c/ Tim → Mao mạch→ Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim.
d/ Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động Mạch → Tim.
Câu 8: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
a/ Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.
b/ Qua thành mao mạch.
c/ Qua thành động mạch và mao mạch.
d/ Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
Câu 9: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
a/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
b/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
c/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
d/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 10: Hệ tuần hoàn kín có ở nhóm động vật nào?
(1) Mực ống (2) Bạch tuộc (3) Tôm (4) Chuột nhắt (5) Cua
Phương án đúng là
a/ (1), (3), (4).
b/ (1),(2),(4).
c/ (3), (4), (5)
d/ (2), (3),(5).
Câu 11: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
a/ Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
b/ Trung ương thần kinh.
c/ Tuyến nội tiết.
d/ Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
Câu 12: Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?
a/ Hệ thống đệm trong máu.
b/ Phổi thải CO2.
c/ Thận thải H+ và HCO …
d/ Phổi hấp thụ O2
Câu 13: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
a/ Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
b/ Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
c/ Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
d/ Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
Câu 14: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
a/ Chiếu sáng từ hai hướng.
b/ Chiếu sáng từ ba hướng.
c/ Chiếu sáng từ một hướng.
d/ Chiếu sáng từ nhiều hướng.
Câu 15: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
d/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 16: Các kiểu hướng động âm của rễ là:
a/ Hướng đất, hướng sáng.
b/ Hướng nước, hướng hoá.
c/ Hướng sáng, hướng hoá.
d/ Hướng sáng, hướng nước.
Câu 17: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
a/ Hướng sáng.
b/ Hướng đất.
c/ Hướng nước.
d/ Hướng tiếp xúc.
Câu 18: Hướng động là:
a/ Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
b/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
c/ Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
d/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
Câu 19: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
a/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở.
b/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.
c/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
d/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
Câu 20: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:
a/ 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.
b/ 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
c/ 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
d/ 0,6 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
PHẦN TỰ LUẬN (3 câu)
Câu 1. (1,5 điểm) Nêu đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ? Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết, tại sao?
Câu 2. (2,5 điểm) Kể tên các kiểu hướng động? Cho biết vai trò của các kiểu hướng động đó đối với đời sống của cây?
Câu 3. (1,0 điểm) Em hãy vẽ sơ đồ khái quát cơ chế điều hòa huyết áp trong trường hợp huyết áp cơ thể bị giảm?
SỞ GD & ĐT ………. TRƯỜNG THPT ………
|
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020- 2021 MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) |
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1d | 2d | 3b | 4a | 5b | 6a | 7b | 8b | 9d | 10b |
11d | 12d | 13a | 14d | 15b | 16c | 17d | 18b | 19c | 20b |
PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Hướng dẫn và giải | Điểm |
1 (1,5 điểm) |
Nêu đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ? Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết, tại sao? * Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: (Mỗi ý 0,25) - Bề mặt TĐK rộng - Bề mặt TĐK mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ khuếch tán qua - Bề mặt TĐK có nhiều mao mạch và máu có nhiều sắc tố - Có sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 giữa trong và ngoài bề mặt TĐK * Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết vì: khí O2 và CO2 không khuếch tán qua da được vì da bị khô.(0,5 điểm) |
|
2 (2,5 điểm) |
- Hướng sáng (quang hướng động): Thân cây có tính hướng sáng dương→ hướng về nguồn sáng để quang hợp. - Hướng trọng lực: Rễ cây có tính hướng trọng lực dương → Rễ mọc hướng vào đất để giúp cây đứng vững và hút nước cùng các chất khoáng có trong đất. - Hướng hóa : Rễ cây hướng về phía nguồn phân bón (hướng hóa dương)→ để dinh dưỡng và tránh xa các nguồn hóa chất độc hại (hướng hóa âm). - Hướng nước : Rễ cây hướng về phía nguồn nước→để hút nước. - Hướng tiếp xúc : Tua cuốn hướng về phía giá thể, giúp các loại cây thân mềm → có thể đứng vững vươn lên nhận ánh sáng. |
Mỗi ý 0,5
|
Phần 1: Trắc nghiệm (6đ) Hãy chọn đáp án đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:
A. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
B. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
C. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
Câu 2. Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim :
A. Nitrôgenaza
B. Perôxiđaza
C. Đêcacbôxilaza
D. Đêaminaza
Câu 3. Vai trò sinh lý nào sau đây không phải của nito đối với cơ thể thực vật:
A. Có vai trò trong quang phân li nước và cân bằng ion
B. Nếu thiếu cây không thể phát triển bình thường được
C. Điều tiết quá trình trao đổi chất trong cơ thể
D. Thành phần bắt buộc của nhiều hợp chất sinh học quan trọng
Câu 4. Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào?
A. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
B. Chỉ ở nhóm thực vật CAM
C. Ở nhóm thực vật C4 và CAM.
D. Chỉ ở nhóm thực vật C3.
Câu 5. Ở hạt thóc, ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13% thì cường độ hô hấp :
A. Rất thấp
B. Rất cao
C. Trung bình
D. Bằng không
Câu 6. Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với 1 lượng rất nhỏ vì:
A. Chức năng chính của chúng là hoạt hóa các enzim B. Phần lớn chúng được cung cấp từ hạt
C. Chúng có vai trò trong hoạt động sống của cơ thể D. Phần lớn chúng đã có trong cây
Câu 7. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Câu ca dao trên nói đến vai trò của yếu tố nào đối với cây lúa?
A. Đạm vô cơ
B. Ánh sáng
C. CO2
D. Nước
Câu 8. Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây liên quan mật thiết với quá trình nào sau đây?
A. Hô hấp
B. Cảm ứng
C. Quang hợp
D. Sinh trưởng
Câu 9. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ơ cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Chu trình Canvin
B. Pha sáng
C. Pha tối
D. Quang phân li nước
Câu 10. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình khử CO2
B. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục( từ dạng bình thường sang dạng kích thích)
C. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng oxy
D. Quá trình quang phân li nước
Câu 11. Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3 ?
A. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường
B. Năng suất cao hơn
C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn
D. Cường độ quang hợp cao hơn
Câu 12. Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:
A. ALPG (anđêhit photphoglixêric).
B. AM (axitmalic)
C. APG (axit phốtphoglixêric).
D. Rib – 1,5 - điP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).
Câu 13. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là:
A. Ở rễ
B. Ở thân.
C. Ở lá.
D. Ở quả.
Câu 14. Phần lớn các chất hữu cơ trong cây được tạo nên từ:
A. CO
B. N2
C. Các chất khoáng
D. H2O
Câu 15. Lấy tế bào biểu bì ở rễ, thân, lá cho vào dung dịch đường ưu trương. Tế bào co nguyên sinh nhanh nhất là
A. Tế bào lá
B. Tế bào thân
C. Tế bào rễ
D. Cả A và C
Câu 16. Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể:
A. Tiếp tục di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh rồi đi lên.
B.Dòng mạch ứ lại rồi đi xuống
C. Tiếp tục đi lên bằng cách di chuyển lên trên ngang qua các tế bào không bị tắc.
D. Không tiếp tục đi lênđược.
Câu 17. Khí khổng có ở :
A. Lớp tế bào biểu bì của lá
B. Tầng cutin của lá
C. Lớp tế bào mô giậu của lá
D. Lớp tế bào mô khuyết của lá
Câu 18. Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì :
A. Sử dụng con đường quang hợp CAM
B. Sử dụng con đường quang hợp C3
C. Có khoang chứa nước lớn trong lá
D. Giảm độ dày cutin ở lá
Câu 19. Ở thực vật C4 chu trình Canvin xảy ra ở loại tế bào nào?
A. Tế bào bao bó mạch
B. Tế bào mô giậu
C. Tế bào mô khuyết
D. Tế bào thịt lá
Câu 20. Trong các nguyên tố khoáng sau đây, nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a, diệp lục b?
A. Nitơ , magiê
B. Kali, nitơ , magiê
C. Nitơ, phôtpho
D. Magiê , sắt
Câu 21. Nước thoát qua cutin chủ yếu đối với thực vật:
A. Ở giai đoạn cây con
B. Thực vật sống ở ngoài sáng
C. Thực vật sống ở trong mát
D. Trưởng thành có đủ lá
Câu 22. Phản ứng quang phân li nước tạo thành 3 sản phẩm: Ôxy, ion H+ và các điện tử.. Sản phẩm nào trong số đó được sử dụng trong phản ứng sáng của quang hợp?
A. Ion H+và điện tử
B. Ôxy, ion H+
C. Ôxy và điện tử
D. Chỉ các điện tử
Câu 23. Hoạt động nào sau đây có sự chủ động điều chỉnh của tế bào?
A. Thoát hơi nước qua khí khổng
B. Thẩm thấu nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
C. Thoát hơi nước qua lớp cutin trên bề mặt lá
D. Thẩm thấu nước từ đất vào lông hút của rễ
Câu 24. Các loài cây sống ở sa mạc hơi nước thoát qua :
A. Cutin
B. Bề mặt tế bào biểu bì trên của lá
C. Khí khổng
D. Bề mặt tế bào biểu bì dưới của lá
Phần 2: Tự luận
Câu 1. (2đ) Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật về các tiêu chí sau:
- Vị trí
- Nguyên liệu tham gia
- Sự chuyển hóa năng lượng
- Sản phẩm
Câu 2. a. Hô hấp ở thực vật là gì? Viết phương trình hô hấp tổng quát? Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? (1đ)
b. Cho biết mục đích của việc bảo quản nông sản là gì? Nêu các biện pháp bảo quản nông sản?(1đ)
Phần 1: Trắc nghiệm
Tất cả đáp án đúng đều là A
Phần 2: Tự luận
Câu 1. Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật về các tiêu chí sau: (mỗi ý 0,25đ)
Pha sáng | Pha tối |
- Vị trí: Màng tilacôit của lục lạp - Nguyên liệu: H2O, ADP, NADP+, ánh sáng, diệp lục - Sự chuyển hóa năng lượng: Quang năng èhóa năng chứa trong ATP và NADPH - Sản phẩm: ATP, NADPH, O2 |
- Chất nền(stroma) của lục lạp - CO2, ATP, NADPH, các ezim quang hợp - Hóa năng trong ATP và NADPH → hóa năng trong chất hữu cơ - C6H12O6, (ADP, NADP+) |
Câu 2. a. Hô hấp ở thực vật là gì? Viết phương trình hô hấp tổng quát? Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? (1đ)
- Khái niệm: nêu như trong SGK (0,5đ)
- PTTQ : SGK (0,25đ)
- Ưu thế: Hô hấp hiếu khí sản sinh nhiều năng lượng (38 ATP) lớn hơn hô hấp kị khí (2 ATP) (0,25đ)
Cho biết mục đích của việc bảo quản nông sản là gì? Nêu các biện pháp bảo quản nông sản?(1đ)
(0,25đ) Mục đích: Nhằm làm giảm quá trình hô hấp nội bào đến mức tối thiểu để bảo tồn số lượng, chất lượng của nông sản trong quá tình bảo quản
Vì khi hô hấp mạnh sẽ tiêu hao nhanh chóng số lượng, chất lượng của nông sản
(0,75đ) Các biện pháp bảo quản:
+ Bảo quản khô(đối với các loại hạt giống)
+ Bảo quản lạnh(đối với các thực phẩm, rau , quả)
+ Bảo quản ở nồng độ CO2 cao
.....................