Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Học kì 1
Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11
Miễn phí
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Học kì 1
Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11
Miễn phí
SỞ GD&ĐT…… TRƯỜNG THPT……..
|
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | cộng | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Công dân với sự phát triển kinh tế |
Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất |
|
Hiểu vai trò của sản xuất của cải vật chất, các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất |
|
|
|
|
Số câu | 1 | 4 | 5 | ||||
Số điểm | 0,35 | 1,4 | 1,75 | ||||
Tỉ lệ | 3,5% | 14% | 17,5% | ||||
2. Hàng hóa – Tiền tệ – Thị trường. |
Biết được thuộc tính của hàng hóa, chức năng của thị trường
|
|
|
|
|
|
|
Số câu | 2 | 2 | |||||
Số điểm | 0,7 | 0,7 | |||||
Tỉ lệ | 7% | 7% | |||||
3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa |
Nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. |
|
Hiểu nội dung cơ bản của quy luật giá trị. |
Hiểu tác động của quy luật giá trị đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa. |
Vận dụng nội dung quy luật giá trị để giải thích tình huống |
|
|
Số câu | 1 | 1 | 1 | 2 | 5 | ||
Số điểm | 0,35 | 0,35 | 1,0 | 0,7 | 2,4 | ||
Tỉ lệ | 3,5% | 3,5% | 10% | 7% | 2,4% | ||
4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa |
Nêu được khái niệm, vai trò của cạnh tranh, trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. |
Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. |
|
|
Vận dụng nội dung cạnh tranh để giải thích tình huống. |
|
|
Số câu | 2 | 1 | 1 | 4 | |||
Số điểm | 0,7 | 1,0 | 0,35 | 2,05 | |||
Tỉ lệ | 7% | 10% | 3,5% | 20,5% | |||
5. Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. |
|
|
Hiểu nội dung biểu hiện mối quan hệ cung-cầu. |
|
Vận dụng quan hệ cung – cầu để giải quyết tình huống |
Vận dụng quan hệ cung – cầu để giải quyết tình huống |
|
Số câu | 1 | 1 | 1 | 3 | |||
Số điểm | 0,35 | 0,35 | 1,0 | 2,7 | |||
Tỉ lệ | 3,5% | 3,5% | 10% | 27% | |||
6. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước | . | Vận dụng bài học để giải thích tình huống | |||||
Số câu | 2 | 2 | |||||
Số điểm | 0,7 | 0,7 | |||||
Tỉ lệ | 7% | 7% | |||||
7. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò…. | Biết các thành phần kinh tế cơ bản của nước ta. | ||||||
Số câu | 2 | 2 | |||||
Số điểm | 0,7 | 0,7 | |||||
Tỉ lệ | 7% | 7% | |||||
Tổng số câu | 8 | 1 | 6 | 1 | 6 | 1 | 23 |
Tổng số điểm | 2,8 | 1,0 | 2,1 | 1,0 | 2,1 | 1,0 | 10,0 |
Tỉ lệ | 28% | 10% | 21% | 10% | 21% | 10% | 100% |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình là
A. Sản xuất kinh tế
B.Thỏa mãn nhu cầu.
C. Sản xuất của cải vật chất.
D.Quá trình sản xuất.
Câu 2: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị, giá trị sử dụng.
B. Giá trị, giá trị trao đổi.
C.Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng
D. Giá trị sử dụng.
Câu 3: Một trong những chức năng của thị trường là gì?
A. Kiểm tra hàng hóa.
B. Trao đổi hàng hóa.
C. Thực hiện.
D. Đánh giá
Câu 4: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào đâu?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Thời gian lao động cá biệt
C. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa
D. Thời gian cần thiết.
Câu 5: Cạnh tranh là
A. sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
B. sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
C. sự đấu tranh, giành giật của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
D. sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
Câu 6: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế.
B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Một động lực kinh tế.
D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 7: Nước ta hiện nay có bao nhiêu thành phần kinh tế?
A.4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 8: Kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào?
A.Cần thiết
B. Chủ đạo
C. Then chốt
D. Quan trọng.
Câu 9: Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?
A. Máy khâu.
B. Kim chỉ.
C. Vải.
D. Áo, quần.
Câu 10: Vì sao sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người?
A. sản xuất của cải vật chất là điều kiện để tồn tại xã hội.
B. sản xuất của cải vật chất giúp con người nhanh giàu hơn.
C. sản xuất của cải vật chất giúp xã hội tiến bộ.
D. sản xuất của cải vật chất giúp con người có văn hóa.
Câu 11: Vì sao sức lao động giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất trong yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?
A. Vì sức lao động có tính sáng tạo.
B.Vì sức lao động của mỗi người là không giống nhau.
C. Vì sức lao động không mua được bằng tiền.
D.Vì sức lao động phải mua bằng rất nhiều tiền
Câu 12: Hoạt động nào sau đây được coi là lao động?
A. Ong đang xây tổ.
B. Anh A đang xây nhà.
C. Chim tha mồi về tổ.
D. Hùng đang nghe nhạc.
Câu 13: Việc một cơ sở sản xuất không có lãi là do đã vi phạm quy luật cơ bản nào trong sản xuất?
A. Quy luật giá trị.
B. Quy luật cung – cầu.
C. Quy luật giá trị thặng dư.
D. Quy luật giá cả.
Câu 14: Thông thường, trên thị trường, khi cung giảm sẽ làm cho giá cả tăng và cầu
A. Tăng.
B. Ổn định.
C. Giảm.
D. Đứng im.
Câu 15: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C. Tự phát từ quy luật giá trị.
D. Điều tiết trong lưu thông.
Câu 16: Để sản xuất ra một lưỡi hái cắt lúa, ông A phải mất thời gian lao động cá biệt là 3 giờ, trong khi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất lưỡi hái là 2 giờ. Trong trường hợp này, việc sản xuất của ông A sẽ
A. Có thể bù đắp được chi phí.
B. Hòa vốn.
C. Thua lỗ.
D. Thu được lợi nhuận.
Câu 17: Anh M,N H và O cùng buôn bán quần áo may sẵn trên cùng địa bàn. Anh M tích cực tìm nguồn hàng với giá rẻ hơn nhưng cùng chất lượng. Anh N lại tích cực quảng cáo trên trang cá nhân và vào tận các trường học để tiếp thị. Anh H chủ động hạ giá xuống một chút để có nhiều khách hàng hơn. Anh O lại thuê phục vụ nữ trẻ đẹp để bán hàng. Những ai dưới đây đã sử dụng cạnh tranh để bán hàng?
A. Anh H và O.
B. Anh M,N và H.
C.Anh M và N
D. Anh O.
Câu 18: Sau giờ học GDCD, H cho rằng: chỉ những mặt hàng đã có bán trên thị trường mới là cung, còn những hàng hóa trong kho chưa được bày bán thì không phải. Em lựa chọn phương án nào sau đây để hiểu đúng về lượng cung hàng hóa trên thị trường?
A. cung là lượng hàng hóa hiện đang có trên thị trường.
B. cung là lượng hàng hóa hiện đang có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.
C. cung là lượng hàng hóa còn nằm trong nhà kho, sẽ đưa ra thị trường trong thời gian tới
D. cung là lượng hàng hóa chuẩn bị đưa ra thị trường trong thời gian tới.
Câu 19: Gia đình ông A trồng lúa là nguồn thu chính để sinh sống. Ông A vừa chăm chỉ lại sử dụng máy để cày xới đất, gieo mạ nhằm tiết kiệm thòi gian, công sức. Khi lúa phát triển, tùy từng giai đoạn, ông cố gắng nghiên cứu và hỗ trọ cho cây phát triển tốt nhất, do đó mà năng suất lúa của ông đạt rất cao. Theo em, ông A đã thực hiện tốt trách nhiệm nào của công dân đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước?
A. Nhận thức đúng đắn về tính khách quan và tác dụng của CNH-HĐH.
B. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.
C. tiếp thu, ứng dụng khoa học-kĩ thuật vào sản xuất tạo ra năng suất cao.
D. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ về học vấn,chuyên môn.
Câu 20: Đê đạt hiệu quả cao trong canh tác lúa thương phẩm, ông H đã đầu tư hệ thống máy gặt đập liên hợp, máy cày để bớt công sức. Chị K tìm thị trường để xuất khẩu hàng mây tre đan sang nước ngoài. Chị T, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chỉ chăn nuôi với quy mô nhỏ để sinh sống. Trong khi đó, anh G làm thợ xây để nuôi gia đình. Những ai dưới đây đã thể hiện trách nhiệm của công dân với sự nghiệp CNH-HĐH đất nứơc?
A. Ông H và chị K.
B. Mình chị K.
C. Anh G và chị T
D. Cả ông H, chị K, anh G và chị T.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (1,0điểm):
Cạnh tranh là gì?
Câu 2: (1,0 điểm)
Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1, 2, 3) trong biểu đồ sau đây?
Thời gian lao động xã hội cần thiết của hàng hóa A
Câu 3: (2,0 điểm)
Hôm qua trên đường về quê ngoại, Hùng thấy hai bên đường đã thay đổi hoàn toàn. Cùng ngày này năm ngoái, hai bên đường bạt ngàn cây chôm chôm mà năm nay chẳng thấy cây nào hết, thay vào đó là bạt ngàn cây cam. Hùng đem thắc mắc này hỏi Bảo. Bảo trả lời: “ cậu học rồi mà chẳng hiểu gì hết, năm ngoái người ta trồng chôm chôm không lãi bằng trồng cam thì năm nay người ta chuyển sang trồng cam chứ sao. Theo cậu hiện tượng này là do yếu tố nào điều tiết?
1/ Câu trả lời của Bảo đã đúng chưa?
2/ Nếu em là Hùng em sẽ trả lời câu hỏi của Bảo như thế nào?
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
đáp án | C | A | C | A | D | C | D | B | C | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
đáp án | A | B | A | C | D | C | B | B | C | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Đáp án | Thang điểm |
1 |
Hs cần nêu được - khái niệm cạnh tranh: là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận |
1,0
|
2 |
Hs cần nêu được - Người thứ 1: Có thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị nên thu được lợi nhuận nhiều hơn mức lợi nhuận trung bình. - Người thứ 2: Có thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị nên thu được lợi nhuận trung bình. - Người thứ 3: Có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ. |
1,0 |
3 |
Hs giải quyết tình huống với lí lẽ thuyết phục: - Câu trả lời của Bảo là đúng. - Do quy luật cung – cầu và quy luật giá trị điều tiết
|
0,5 0,5 |
I.Trắc nghiệm: (6 điểm)
Khoanh tròn câu trả lời đúng
Câu 1.Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất:
A. Sức lao động, lao động, đối tượng lao động.
B. Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
C. Sức lao động, sản phẩm, đối tượng lao động.
D. Sức lao động, tư liệu sản xuất, đối tượng lao động.
Câu 2. Trong các cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nào giữ vai trò quan trọng:
A. Cơ cấu ngành
B. Cơ cấu vùng kinh tế
C.Cơ cấu thành phần kinh tế
D. Cơ cấu sản xuất theo kế hoạch.
Câu 3. Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:
A. Thỏa mãn nhu cầu của con người, là sản phẩm của lao động.
B. Là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu của chính người sản xuất.
C. Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định, khi tiêu dùng phải thông qua mua bán.
D. Lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Câu 4. Sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất,tiêu thụ hàng hóa là gì?
A. Giá trị
B. Quy luật giá trị
C. Cạnh tranh
D. Thị trường
Câu 5.Thầy Nam bán cà phê để mua đồ dùng học tập cho con. Trong trường hợp này , tiền tệ thực hiện chức năng
A. thước đo giá trị
B. phương tiện lưu thông
C. phương tiện cất giữ
D. phương tiện thanh toán
Câu 6. Có 3 nhà sản xuất D,E, Z cùng sản xuất một loại hàng hóa có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau (nhà sản xuất D 6 giờ, nhà sản xuất E 4 giờ, nhà sản xuất Z 8 giờ ). Trong khi đó thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 6 giờ. Vậy nhà sản xuất nào sẽ thu lợi nhuận ?
A. Cả ba nhà sản xuất D, E, Z
C. Nhà sản xuất E
B. Nhà sản xuất D
D. Nhà sản xuất D và E
Câu 7. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua
A. giá trị của hàng hóa
B. giá trị sử dụng của hàng hóa
C. giá cả trên thị trường
D. giá trị trao đổi
Câu 8. Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc
A. bình đẳng
B. ngang giá
C. cùng có lợi
D. tôn trọng lẫn nhau
Câu 9. Nếu giá cả của một hàng hóa nào đó trên thị trường không đổi thì năng suất lao động tăng sẽ làm cho lợi nhuận
A. không đổi
B. tăng
C. giảm
D. ổn định
Câu 10. Cạnh tranh trong kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm
A. khẳng định vị trí hàng đầu của mình
B. loại trừ các đối thủ trong nền kinh tế
C. giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận
D. học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
Câu 11. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa
B. Cạnh tranh vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản.
C. Cạnh tranh kinh tế tất yếu dẫn đến làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và trốn thuế
D. Nhà nước không thể và không có công cụ để điều tiết được mặt hạn chế của cạnh tranh.
Câu 12. Theo em , trường hợp nào dưới đây có lợi cho người bán hàng trên thị trường ?
A. Cung bằng cầu
B. Cung lớn hơn cầu
C. Cung nhỏ hơn cầu
D. Cung gấp đôi cầu
Câu 13. Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa sẽ
A. giảm xuống
B. không tăng
C. ổn định
D. tăng lên
Câu 14. Thông thường, trên thị trường, khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa sẽ
A. tăng lên
B. ổn định
C. giảm xuống
D. Đứng im
Câu 15. Theo nội dung của quan hệ cung – cầu , giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất khi
A. cung lớn hơn cầu
C. cung nhỏ hơn cầu
B. cung tỉ lệ thuận với cầu
D. Cung bằng cầu
Câu 16. Thầy Khánh kinh doanh quần áo, trong khi trên thị trường cung về mặt hàng này lớn hơn cầu. Vận dụng quan hệ cung – cầu thì quyết định nào của Thầy Khánh là hợp lý?
A. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư kinh doanh mặt hàng quần áo
B. Đẩy mạnh chiến lược tuyên truyền, quảng bá mặt hàng quần áo
C. Chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng có cung nhỏ hơn cầu
D. Tạm dừng việc kinh doanh để chuyển sang làm ca sĩ.
Câu 17. Do ảnh hưởng cơn bão Tenkuu Vinamilk, các tỉnh miền Trung bị thiệt hại dẫn đến khan hiếm lương thực, thực phẩm và đẩy giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao. Lúc này, vai trò Nhà nước được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?
A. Cân đối cung – cầu, ổn định giá cả và đời sống nhân dân.
B. Khuyến khích các doanh nghiệp dự trữ hàng để tăng giá.
C. Ưu tiên giảm thuế cho các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm
C. Cấp phép cho các doanh nghiệp đẩy giá lương thực, thực phẩm lên cao.
Câu 18. Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là nội dung của khái niệm nào sau đây ?
A. Công nghiệp hóa
B. Tự động hóa
C. Hiện đại hóa.
D. Cơ khí hóa
Câu 19. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội được gọi là
A. công nghiệp hóa
B. tự động hóa
C. hiện đại hóa.
D. cơ khí hóa
Câu 20. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0)được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Phát minh ra động cơ hơi nước.
B. Gắn với sự xuất hiện động cơ điện.
C. Phát minh ra máy bán dẫn, động cơ điện, vệ tinh, máy bay.
D. Chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
Câu 21. Yếu tố nào sau đây là căn cứ trực tiếp để xác định các thành phần kinh tế?
A. Khoa học công nghệ
B. Phương thức sản xuất
C. Sở hữu tư liệu sản xuất.
D. Tổ chức quản lí.
Câu 22.Thành phần kinh tế tư nhân là sự hợp nhất của các thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và Kinh tế tư bản tư nhân
B. Kinh tế tập thể và Kinh tế tư bản tư nhân.
C. Kinh tế tập thể và Kinh tế cá thể, tiểu chủ
C. Kinh tế tư bản tư nhân và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 23. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ nào dưới đây?
A. Quá độ trực tiếp
B. Quá độ gián tiếp.
C. Quá độ lâu dài
D. Quá độ toàn diện
Câu 24. Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác tiến bộ hơn?
A. Sự phát triển của văn hóa.
B. Sự phát triển của khoa học.
C. Sự phát triển của chính trị.
D. Sự phát triển của kinh tế.
II. Tự luận: ( 4 điểm)
1.Theo em phát triển kinh tế hợp lí được thể hiện ở những điểm nào? Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Trình bày các thành phần kinh tế ở nước ta?
I. Trắc nghiệm: (6 điểm)
Khoanh tròn câu trả lời đúng
Câu 1.Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất:
B. Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
Câu 2. Trong các cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nào giữ vai trò quan trọng:
A. Cơ cấu ngành
Câu 3. Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:
C. Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định, khi tiêu dùng phải thông qua mua bán.
Câu 4. Sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất,tiêu thụ hàng hóa là gì?
C. Cạnh tranh
Câu 5.Anh B bán cà phê để mua đồ dùng học tập cho con. Trong trường hợp này , tiền tệ thực hiện chức năng
B. phương tiện lưu thông
Câu 6. Có 3 nhà sản xuất D,E, Z cùng sản xuất một loại hàng hóa có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau (nhà sản xuất D 6 giờ, nhà sản xuất E 4 giờ, nhà sản xuất Z 8 giờ ). Trong khi đó thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 6 giờ. Vậy nhà sản xuất nào sẽ thu lợi nhuận ?
D. Nhà sản xuất D và E
Câu 7. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua
C. giá cả trên thị trường
Câu 8. Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc
B. ngang giá
Câu 9. Nếu giá cả của một hàng hóa nào đó trên thị trường không đổi thì năng suất lao động tăng sẽ làm cho lợi nhuận
B. tăng
Câu 10. Cạnh tranh trong kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm
C. giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận
Câu 11. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
D. Nhà nước không thể và không có công cụ để điều tiết được mặt hạn chế của cạnh tranh.
Câu 12. Theo em , trường hợp nào dưới đây có lợi cho người bán hàng trên thị trường ?
C. Cung nhỏ hơn cầu
Câu 13. Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa sẽ
D. tăng lên
Câu 14. Thông thường, trên thị trường, khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa sẽ
C. giảm xuống
Câu 15. Theo nội dung của quan hệ cung – cầu , giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất khi
A. cung lớn hơn cầu
Câu 16. Thầy Khánh kinh doanh quần áo, trong khi trên thị trường cung về mặt hàng này lớn hơn cầu. Vận dụng quan hệ cung – cầu thì quyết định nào của Thầy Khánh là hợp lý?
C. Chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng có cung nhỏ hơn cầu
Câu 17. Do ảnh hưởng cơn bão Tenkuu Vinamilk, các tỉnh miền Trung bị thiệt hại dẫn đến khan hiếm lương thực, thực phẩm và đẩy giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao. Lúc này, vai trò Nhà nước được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?
A. Cân đối cung – cầu, ổn định giá cả và đời sống nhân dân.
Câu 18. Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là nội dung của khái niệm nào sau đây ?
A. Công nghiệp hóa
Câu 19. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội được gọi là
C. hiện đại hóa.
Câu 20. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0)được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
D. Chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
...................