000131 - Môn Tập làm văn - Lớp 5

Quản trị viên 2 - 12/08/2021 16:41:01

Đề bài: Em hãy tả lại một tiết học môn Lịch sử mà em yêu thích nhất.

Trả lời bởi: trương thị thúy - 14/08/2021 18:04:06

Trong suốt năm lớp 4 học lịch sử, bài nào em cũng thấy rất hay và mỗi bài em đều có một ấn tượng riêng về chúng, nhưng mà bài cho em ấn tượng nhất, cho đến bây giờ em vẫn nhớ,là bài:Chiến Thắng Bạch Đằng Do Ngô Quyền Lãnh Đạo (năm938),  sách địa lí và lịch sử trang 21 , 22 và 23.

 Em sẽ kể một đoạn trong bài. Ngô Quyền là một vị lãnh đạo, quê anh ở xã Đường Lâm là (Thị xã Sơn Tây, Hà Tây) ngày nay, là người có tài, nên đã được Dương Đình Nghệ là một vị tướng đã đứng lên đuổi bon đô hộ Nam Hán (năm 938), gã con gái cho, được tin viên tướng Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền Biết tin liền đêm quân sang báo thù. Kiều Công Tiễn biết Ngô Quyền đêm quân báo thù, liền cho người sang cầu cứu nước Nam Hán, nhân cớ đó nhà Hán đêm quân sang đánh nước ta.

  Biết tin Ngô Quyền liền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đánh Nam Hán. Quân Nam Hán lần này đêm một đạo quân rất đông do Thái tử Hoằng Tháo chỉ huy.

  Mũi tiến công do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển ngược sông Bạch Đằng, tiến vào nước ta. lúc nầy Ngô Quyền đã dùng kế đóng cọc nhọn xuống chổ hiểm yếu của sông Bạch Đằng, thủy triều lên che hết cọc nhọn, quân Nam Hán đến trước cửa sông Ngô Quyền cho hai thuyền nhỏ ra, vừa đánh vừa lùi dụ bọn Nam Hán vào bãi cọc đã cắm, đợi thủy triều xuống hàng nghìn  cọc nhọn nhô lên đâm thủng thuyền giặc, quân ta mai phục sẵn hai bên bờ sông, xông ra đánh quyết liệt. Thuyền giặc bị cọc nhọn đâm thủng mắc lại một chỗ, không tiến không lùi được, quân ta tiếp tục truy kích, quân giặc chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận, quân Nam Hán thất bại hoàn toàn.

  đây chỉ là một đoạn nhưng vẫn rất hay, qua bài em đã rất thán phục Ngô Quyền nhờ tài của mình dùng kế cắm cọc dưới sông Bạch Đằng, đã đuổi được bọn đô hộ Nam Hán.

Trả lời bởi: Hoàng Yến Nhi - 14/08/2021 11:03:08

Môn học mà em yêu thích nhất là môn lịch sử  ,nhưng em có hứng thú nhất là bài cách mạng mùa thu trang 19,20 

Cuối năm 1940 ,quân Nhật kéo vào xâm lược nước ta ,dân ta chịu cảnh "một cổ hai lòng". Tháng 3 -1945 ,được tin Nhật đầu hàng đồng minh , chớp thời cơ ngàn năm có một , Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa . Trong sự vùng lên mãnh liệt của cả nước , cách mạng tháng Tám đã giành được thắng lợi quyết định với cuộc khởi nghĩa ở những thành phố lớn : Huế Sài Gòn , nhất là Hà Nội .

Ngày 18-8-1945 , cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng , tràn ngập khí thế cách mạng .

Sáng 19-8-1945 hàng chục vạn nhân dân nội thành, ngoài thành và các tỉnh lân cận xuống đường biểu dương lực lượng . Họ mang trong tay những vũ khí thô sơ như giáo , mác , mã tấu ,.. tiến về quảng trường 

Nhà hát lớn thành phố . Đến trưa , đại diện Ủy ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa giành chính quyền . Ngay sau đó , cuộc mít tinh đã biến thành cuộc biểu tình vũ trang cướp chính quyền . Quần chúng cách mạng , có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu , xông vào chiếm các cơ quan đầu não của kẻ thù như : Phủ Khâm sai , Sở Mật thám , Ở Cảnh sát , Trại Bảo an binh ,...

Khi đoàn biểu tình kéo đến Phủ Khâm sai , lính bảo an ở đây đã được lệnh sẵn sàng nỗ súng . Quần chúng nhất tề hô vang khẩu hiệu , đập cửa , đồng thời thuyết phục lính bảo an đừng bắn , nhiều người vượt hàng rào sắt nhảy vào Phủ .

Trước sức mạnh của đông đảo quần chúng , lính Bảo An đã phải hạ vũ khí đầu hàng cách mạng . Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên nóc Phủ Khâm sai .

Chiều 19-8-1945 , cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toản thắng .

Tiếp sau Hà Nội , đến lượt Huế (23-8) , rồi đến Sài Gòn (25-8) và đến ngày 28 - 8 - 1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước .

Mùa thu năm 1945 , nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ . Ngầy 19-8 là ngày kỉ niệm Cách Mạng tháng Tám của nước ta.

Môn lịch sử giúp em hiểu biết rất nhiều ,em mong sao tiết lớp em , em có thể học thật nhiều tiết lịch sử để em thêm hiểu biết

Trả lời bởi: Hải Đăng - 13/08/2021 18:44:56

                                                     Bài làm

 Trong sách giáo khoa lịch sử lớp năm, có rất nhiều tiết học lịch sử hay, bổ ích nhưng tiết học mà em yêu thích nhất đó là bài lịch sử thứ 17, đó là bài: " Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ".

Vào tiết học, cô nói với các bạn: " Hôm nay, tiết học lịch sử của chúng ta sẽ rất hay và thú vị vì nó sẽ là bài Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy. Trong tiết học, các bạn dơ tay trả lời câu hỏi rất hăng say và sôi nổi.Để chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử này, có khoảng 5,5 vạn các chú chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ, hàng tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa. Có gần ba vạn người từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, quần áo thuốc men lên Điện Biên Phủ. Khi vận chuyển lên Điện Biên Phủ, mọi người đi bằng xe thồ để vận chuyển thực phẩm và các vật dụng khác. Ngày mười ba tháng ba năm một nghìn chín trăm năm mươi tư, quân ta bắt đầu chiến dịch. Trong năm ngày chiến đấu, chúng ta chiếm được các đồn của địch như: Him Lam, Độc Lập và Bản Keo. Trong trận đánh ở Him Lam, anh hùng Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Vào ngày  bảy tháng năm năm một nghìn chín trăm năm mươi tư, lá cờ Việt Nam tung bay trên nóc hầm của tướng de Castries.

       Bài học này đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc và từ bài học đó, em lại yêu đất nước của mình hơn. Qua các bài học, giúp em hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, tự hào về các trận đánh, các vị anh hùng dân tộc. Em nguyện sẽ học hành chăm chỉ để sau này làm một người có ích cho đất nước.

Trả lời bởi: Nguyễn Hải Nam - 13/08/2021 18:06:18

Đề bài: Em hãy tả lại một tiết học môn Lịch sử mà em yêu thích nhất.

Bài Làm:

Sau giờ ra chơi vui vẻ, chúng tôi lại vào lớp tiếp tục học bài. Cả lớp vừa ổn định chỗ ngồi thì cô giáo cũng vào đến cửa, cô ân cần mỉm cười gật đầu chào chúng tôi và nói: “Hôm nay lớp chúng mình cùng cô học một tiết học lịch sử nhé”! Cả lớp đồng thanh “Vâng ạ”! Trong các môn học, môn Lịch sử là một trong những môn mà tôi yêu thích nhất, các tiết học lịch sử luôn cuốn hút tôi từ đầu đến cuối.

Từ trên bục giảng, giọng cô Hài (tên cô giáo dạy môn lịch sử của chúng tôi) đầm ấm vang lên: “ Trước khi vào bài mới, chúng ta cùng nhau ôn lại bài cũ một chút các em nhé. Em nào cho cô biết tiết trước chúng ta đã được học bài gì”? Rất nhiều cánh tay giơ lên, cô mời một bạn ngay phía sau tôi, Bảo Anh đứng dậy, lễ phép trả lời: “ Em thưa cô, tiết trước chúng ta đã học bài Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) ạ! Cô mỉm cười khen bạn Bảo Anh trả lời đúng. Sau đó, cô dẫn dắt chúng tôi ôn lại bài cũ, cô rất vui vì lớp chúng tôi ai cũng thuộc bài cũ và hăng hái phát biểu.

Sau phần kiểm tra bài cũ rất sôi nổi của cả lớp, cô giơ lên một bức tranh khổ rộng bằng bốn quyển vở cho cả lớp xem, và hỏi: Bạn nào biết bức tranh vẽ gì? Tôi xung phong phát biểu trả lời cô: “ Thưa cô, em thấy nội dung bức tranh vẽ về một trận đánh ở trên sông ạ”! Cô gật đầu khen tôi và giới thiệu: “ Các em ạ, cảnh trong tranh mô tả một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước ta hơn một nghìn năm trước. Đây là trận đánh nào?, Xảy ra ở đâu? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay, đó là bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo(năm 938), các em nhé”!

Sau đó, vào phần thứ nhất, cô dẫn dắt chúng tôi cùng tìm hiểu đôi nét về Ngô Quyền, cô yêu cầu chúng tôi đọc thầm trong sách giáo khoa đoạn từ  “ Ngô Quyền…đến… gả con gái cho”.

Sau đoạn đọc hiểu, cô phát phiếu học tập cho cả lớp và yêu cầu các bạn trả lời các câu hỏi có sẵn trong phiếu: Ngô Quyền là người ở đâu? Ông là người như thế nào? Ông là con rể của ai? Chúng tôi chăm chú làm bài, sau đoạn này tôi và các bạn đã biết rằng Ngô Quyền là một người con của Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Ông là một người có tài và yêu nước, và là con rể của Dương Đình Nghệ, giúp Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán năm 931.

Sang phần thứ hai, cô giảng giải cho chúng tôi biết, nguyên nhân vì sao có trận đánh trên sông Bạch Đằng. Đó là do tên phản bội Kiều Công Tiễn âm mưu giết chết Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ, nên Ngô Quyền đem quân tới báo thù, Kiều Công Tiễn sợ quá cho người cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cơ hội đó, nhà Nam Hán đem quân xâm chiếm nước ta.

Phần thứ ba, cô phân tích cho cả lớp về diễn biến và kết quả của trận đánh trên sông Bạch Đằng. Chúng tôi lại hiểu rõ, nhà Nam Hán mượn cớ đem quân xâm chiếm nước ta. Cuối năm 938, chúng phái Thái tử Hoàng Tháo chỉ huy các chiến thuyền tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Ngô Quyền nhờ tài mưu lược đã cho quân ta đóng các bãi cọc gỗ, đầu bịt sắt nhọn dưới lòng sông chờ sẵn, khi thủy triều lên, bãi cọc ngập hết, Ngô Quyền cho quân dùng thuyền nhỏ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử giặc vào bãi cọc. Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, chết quá nửa, tướng giặc Hoằng Tháo bị tử trận. Kết quả quân ta giành thắng lợi, quân Nam Hán thất bại hoàn toàn.

Tiếp theo buổi học, sau khi cho các bạn đọc hết đoạn bài trong sách giáo khoa, cô đặt câu hỏi cho cả lớp: Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì? Ý nghĩa của trận Bạch Đằng như thế nào? Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân ta đã làm gì? Cả lớp lại hăng hái tham gia ý kiến, cuối cùng cô tổng hợp lại ý kiến các bạn và bổ sung thêm, mọi người cùng hiểu được: Trận đánh trên sông Bạch Đằng là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của nước ta, nối lại quốc thống cho dân tộc Việt. Sau chiến thắng này, mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm Kinh đô, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông. Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân ta đã xây dựng lăng mộ ông ở xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội ngày nay.

Cuối buổi học, cô còn cho cả lớp xem các bức ảnh về di tích lịch sử Bạch Đằng Giang và ảnh các bãi cọc cổ xưa tại huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng. Cả hai di tích này tôi cũng đã được bố mẹ cho đến đây tham quan rồi, nhưng hôm nay, sau khi học hết bài học này, tôi mới hiểu rõ về ý nghĩa lịch sử của các di tích ấy.

Các tiết học lịch sử luôn cuốn hút tôi, đem lại cho tôi sự hứng thú. Qua các bài học, giúp tôi hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, tự hào về các trận đánh, các vị anh hùng dân tộc. Tôi nguyện hứa sẽ học hành chăm chỉ để xứng đáng với công ơn của lớp cha ông đi trước, sau này là người có ích cho xã hội.

Trả lời bởi: Nguyễn Anh Tú - 13/08/2021 16:11:22

Môn em yêu thích nhất là Lịch sử , vì nó có lợi ích giúp ta hiểu biết về các vua và triều đại khác nhau . Nhưng cứ mỗi tiết học đều là một kiến thức bổ ích cho chúng ta . Nhưng cứ mỗi tiết học là em cảm thấy ấn tượng nhất là bài : '' Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước . '' 

Nhà Lê còn được gọi tên khác là nhà Hậu Lê , được ra đời vào năm 1428 , sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa . Kéo dài một trăm năm . Khi ấy , Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế , lấy tên là Lê Thái Tổ và đóng đô tại Thăng Long ( Hà Nội ) vào thế kỉ thứ 15 . Sau đấy , tên nước được khôi phục như cũ là : Đại Việt. Trải qua các đời vua như : Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) , Lê Thai Tông và vua Lê Nhân Tông . Vào đời vua Lê Thánh Tông , việc tổ chức quản lý đất nước ngày càng được cũng bố và đạt tới được đỉnh cao khi vào đời vua Lê Thánh Tông vào năm ( 1460 - 1497 ) . Vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ của đất nước , nó còn được gọi là bản đồ Hồng Đức . Bản đồ Hồng Đức đó chính là bản đồ đầu tiên của nước Việt Nam ta .

Tuy vua Lê Thái Tông đã chú ý đến việc ra pháp luận cho đất nước , song song phải đến đời Lê Thánh Tông một bộ luận đầu tiên của nước Việt Nam ta mới được ra đời nó đã có tên là Bộ Luận Hồng Đức cùng tên cùng tên với bản đồ đầu tiên của nước Việt Nam ta tên là : '' Hồng Đức . ''  Bộ Luận Hồng Đức là bộ luận hoàn chỉnh của nước ta và có nhiều điều tiến bộ. Nội dung cơ bản của Bộ Luận Hồng Đức là : bảo vệ quyền lợi của vua , quan lại , địa chủ ; bảo vệ quyền lợi của quốc gia ; giữ khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ .

Lý do mà em thích bài : '' Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước '' là vì nhà Hậu Lê rất quan tâm và chú trọng việc tổ chức quản lý đất nước và ban ra Bộ Luận Hông Đức và vẽ bản đồ đầu tiên của nước ta . 

Trả lời bởi: Võ Duy Tân - 13/08/2021 16:03:06

Môn lịch sử là môn em thích nhất. Tiết học em thích nhất là Bác Hồ đọc tuyên dương độc lập.

khi giờ học lịch sử đến ai nấy đều háo hức chờ đợi. Thấy vào lớp, mọi người đồng thanh chào thầy. Khi thầy viết câu hỏi lên bảng rồi hỏi lớp , mọi người đều phát biểu trả lời . Có bạn trả lời đúng và cũng có bạn sai , những bạn đúng tự tin hơn và cũng không chủ quan.  Những bạn sai vẫn vui vẻ,cố gắng hơn trong câu sau. Thầy tiếp tục hỏi: cuối bản tuyên dương độc lập bác Hồ nói gì? Thầy vừa nói dứt câu thì có một bạn nhanh nhảu trả lời: thưa thầy bác khẳng Định nước ,.. Đó là bạn Hoàng Trọng ai cũng vỗ tay khen bạn nhanh tay nhanh trí 

​​​​​​Em rất thích môn lịch sử vì nó giúp em hiểu lịch sử Việt Nam

 

Trả lời bởi: Nguyễn Thị Tuệ Diễm - 13/08/2021 11:47:33

                                 Bài làm

Trong sách giáo khoa lịch sử lớp 5 tiết học mà em yêu thích nhất là bài 6: " Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước".

Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 - 5 -1890,trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên,huyện nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong bối cảnh nước mất NGUYỄN TẤT THÀNH đã ra đi tìm đường cứu nước.Khi nghe cô kể về Bác, bạn nào cũng lắng nghe rất chăm chú. Khi trả lời câu hỏi của cô, bạn nào cũng tích cực xung phong giơ tay trả lời câu hỏi của cô.

  Em rất thích tiết học này.Vì nhờ nó mà em có thể hiểu biết được rất nhiều những người giàu lòng yêu nước, và tình cảm Bác Hồ dành cho nước và dân tộc như thế nào.

Trả lời bởi: nguyễn thị tuệ dung - 13/08/2021 11:39:23

                                                 bài làm 

Môn lịch sử là môn em yêu thích trong những ngày em đi học. Tiết học mà để lại ấn tượng sâu sắc đối với em đó là bài:'' Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập'' trang 21,22.

  Trong bài có câu mà Bác Hồ nói về tuyên ngôn độc lập đấy là đoạn em thích nhất: Hỡi đồng bào cả nước, tất cả  mọi người đều được sinh ra có quyền bình đẳng.Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc''. Buổi chiều, khi Bác Hồ đọc xong ai nấy đều rất vui mừng vì nước ta được độc lập. Lúc Bác nói, giọng Bác rất ấm áp ai cũng đứng nghe rất chăm chú.Cô giáo đọc rất lôi cuốn, bạn nào cũng chú.Các bạn rất tích cực giơ tay trả lời câu hỏi của bài lịch sử này.

Em rất yêu môn lịch sử này.Nhờ môn lịch sử mà em có thể hiểu biết nhiều hơn về lịch sử của đất nước ta và tình cảm  của Bác và dân tộc ta.

Trả lời bởi: nguyễn thị tuệ dung - 13/08/2021 11:04:38

                                bài làm

Môn lịch sử là môn em yêu thích trong những ngày em đi học. Tiết học mà để lại ấn tượng sâu sắc đối với em đó là bài:'' Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập'' trang 21,22.

  Trong bài có câu mà Bác Hồ nói về tuyên ngôn độc lập đấy là đoạn em thích nhất:Hỡi đồng bào cả nước, tất cả  mọi người đều được sinh ra có quyền bình đẳng.Tạo cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc''  .Buổi chiều, khi Bác Hồ đọc xong ai nấy đều rất vui mừng vì nước ta được độc lập.Lúc bác nói, giọng bác rất ấm áp ai cũng đứng nghe rất chăm chú.

Em rất yêu môn lịch sử này.Nhờ môn lịch sử mà em có thể hiểu biết nhiều hơn.

 

Trả lời bởi: Phan Khánh Ngọc - 13/08/2021 10:30:40

Khi ở trường môn em thích nhất là môn lịch sử,nhưng tiết học mà em hứng thú nhất là tiết KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG NĂM (NĂM 40)

Đầu thế kỉ 1,nước ta đô hộ .Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam ,tàn bạo .Bấy giờ ở huyện Mê Linh có2chị em là Trưng Trắc và Trưng Nhị .Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan ,hai chị em sớm có lòng căm thù quân xâm lược .Trưng Trắc cùng trông là Thi Sách liên kết với các thủ lĩnh khác chuẩn bị cùng nổi dậy .Chính lúc đó ,Thi Sách bị Tô Định nắt và giết hại .Hai bà Trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước trả thù nhà.Mùa xuân năm 40,tại cửa sông hát .Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa .Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh . Từ Mê Linh ,nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa , trung tâm của chính quyền đô hộ . Bị đòn bất ngờ ,quân Hán không giám chống cự ,bỏ hết của cải ,vũ khí ,lo chạy thoát thân .Tô Định sợ hãi đã cắt tóc cạo râu,mặc giả thường dân ,lẩn vào đám tàn quân trồn về Trung Quốc . Trong vòng không đầy 1tháng ,cuộc khởi khĩa hoàn toàn thắng .Sau hơn 2 thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta đã dành và giữ được độc lập trong hơn 3 năm

Môn lịch sử đã giúp em hiểu biết rất nhiều  ,em mong sao lớp em có thể học tiết lịch sử thật nhiều để chúng em được thêm hiểu biết.

 

Thống kê truy cập

Đang online: 6

Số lượng thành viên: 14,081

Câu hỏi khác: