Giáo án Bài 12 môn Khoa học lớp 4 sách Chân trời sáng tạo
Cập nhật lúc: 23/07/2023 1195
Cập nhật lúc: 23/07/2023 1195
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4
BÀI 12: Nhiệt độ và nhiệt kế (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Trình bày được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tìm được cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: trả lời các câu hỏi, giải quyết các tình huống trong bài.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: tham gia thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
3. Phẩm chất.
- Trách nhiệm: hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
- Chăm chỉ: tích cực, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Nhân ái: chia sẻ, giúp đỡ các bạn trong các hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: các hình trong bài 12, các loại nhiệt kế: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử (hay nhiệt kế số) và nhiệt kế hồng ngoại.
- HS: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động Khởi động: a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về khái nhiệm nhiệt độ. b. Cách tiến hành: |
|
- GV đặt câu hỏi: Trong đời sống, chúng ta dùng dụng cụ gì để biết chính xác một vật nóng hơn hay lạnh hơn một vật khác? - GV mời 1 – 2 HS trả lời. - HS trả lời theo khả năng hiểu biết của bản thân. - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Nhiệt độ và nhiệt kế”. |
- Lắng nghe.
- Trả lời: nhiệt kế
- Lắng nghe, viết tựa bài. |
2. Hình thành kiến thức mới. |
|
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nóng lạnh và nhiệt độ. a. Mục tiêu: HS trình bay được nhiệt độ cao hơn khi vật nóng hơn và vật lanh hơn khi nhiệt độ thấp hơn. b. Cách tiến hành: |
|
- GV yêu cầu HS quan sát các hình la, 1b, 2, 3 (SGK, trang 51) và trả lời các câu hỏi: + Cốc nước trong hình 1a hay cốc nước trong hình 1b có nhiệt độ cao hơn?
+ Bản tin dự báo thời tiết trong hình 2 hay hình 3 cho biết thời tiết ngoài trời nóng hơn? Vì sao em biết? - GV mời 2 – 3 HS trả lời. - HS trả lời và nhận xét lẫn nhau. Gợi ý: + Cốc nước trong hình 1a có nước đá; cốc nước trong hình 1b có hơi bốc lên. Vậy nước trong hình 1b nóng hơn. Vì nước càng nóng thì nhiệt độ của nước càng cao nên ta có thể kết luận: nước trong hình 1b có nhiệt độ cao hơn. + Bản tin thông báo cho biết nhiệt độ ngoài trời ở hình 2 là 36 °C, còn ở hình 3 là 12oC nên ta kết luận thời tiết ngoài trời trong hình 2 nóng hơn. - GV nhận xét và rút ra kết luận. * Kết luận: Vật hoặc không khí nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật hoặc không khí lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. |
- Quan sát hình.
+ Cốc nước trong hình 1b có nhiệt độ cao hơn. Vì cốc nước trong hình 1b nóng hơn. + Thời tiết trong hình 2 nóng hơn vì có ánh sáng mặt trời và nhiệt độ đang là 36oc. - Trả lời. - Nhận xét nhau.
- Lắng nghe |
2.2. Hoạt động 2: Cùng thảo luận a. Mục tiêu: HS thảo luận để tìm hiểu về nhiệt độ trong một ngày tại địa phương em thông qua các phương tiện truyền thông. b. Cách tiến hành: |
|
- GV chia HS thành các nhóm 6. GV chiếu cho HS xem dữ liệu thời tiết tại địa phương và một vài tinh khác trong ngày (ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre,...). GV yêu cầu HS: + Thảo luận nhóm và nêu nhận xét về nhiệt độ trong một ngày tại địa phương. + So sánh nhiệt độ trong một ngày tại địa phương với tỉnh khác.
- GV tổ chức cho các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm. - GV hỏi thêm HS: Việc theo dõi và biết được nhiệt độ trong ngày có ích lợi gì?
- HS trả lời. GV nhận xét và rút ra kết luận. Gợi ý: Chúng ta cần theo dõi nhiệt độ trong ngày để chọn trang phục phù hợp khi ra ngoài. * Kết luận: Chúng ta có thể sử dụng các các phương tiện truyền thông để biết nhiệt độ trong một ngày tại địa phương. |
- Quan sát.
+ Thảo luận nhóm và nhận xét nhiệt độ. + So sánh nhiệt độ trong một ngày tại địa phương ở tỉnh khác. - Chia sẻ kết quả thảo luận.
- Trả lời: giúp em có các biện pháp phù hợp bảo vệ sức khỏe với thời tiết. - Lắng nghe.
- Lắng nghe. |
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu công dụng của nhiệt kế và các loại nhiệt kế: a. Mục tiêu: HS biết được công dụng của nhiệt kế và các loại nhiệt kế khác nhau b. Cách tiến hành: |
|
Đang online: 158
Số lượng thành viên: 15,592