000131 - Môn Tập làm văn - Lớp 5

Quản trị viên 2 - 12/08/2021 16:41:01

Đề bài: Em hãy tả lại một tiết học môn Lịch sử mà em yêu thích nhất.

Trả lời bởi: ngô tuấn hưng - 01/09/2021 08:36:06

khi đến trường , tiết học làm em thích thú nhất là môn lịch sử.Môn này các thầy cô nói vè các nhân vật lịch sử, những công trình cổ thời cổ sưa.Các vũ khí của các tướng, vua.    Các nhân vạt lịch sử như Ngô Quyền,Trần Hưng Đạo. Các công trình cổ như bãi cọc Bạch Đằng,thành Cổ Loa.Những vũ khí của tướng, vua như Thuận Thiên Kiếm của Lê Lợi,Định Nam Đao của Mạc Thái Tổ,...Các thầy cô còn kể lại những trận đánh thắng như chiến thắng Bạch Đằng,...Tiết học này rất thú vị.Em mong tiết học này sẽ tồn tại mãi mãi.Em rất thích học môn lịch sử.

Trả lời bởi: Nguyễn Gia Huy - 19/08/2021 09:25:40

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồi đầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

– Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bối cảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái.

Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

Trả lời bởi: Nguyễn Gia Huy - 19/08/2021 09:24:42

                                                             Bài làm                                                                Lịch Sử là môn học em thích nhất khi đi học. Cứ đến thứ 3 em lại háo hức vì được học môn này. Tiết Lịch Sử nào cũng vui và đầy ý nghĩa nhưng em ấn tượng nhất là tiết học Lịch Sử đầu tiên khi vào lớp 5.                                                                                        Đến tiết, em háo hức lấy vở ra. Em nhìn xung quanh, dường như ai cũng thích học môn này. Thầy giáo ghi lên bảng bài học Lịch Sử đầu tiên: '' Bình tây đại nguyên soái '' Trương Định. Bài học nói về sự dũng cảm của Trương Định quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống giặc. Viết xong, thầy gõ thước ý bảo trật tự, rồi thầy cầm sách lên đọc bài. Tiếng đọc bài vừa to vừa rõ ràng khiến cả lớp im lặng nghe, chăm chú. Đọc xong, thầy quay xuống nhìn lớp vào chỉ định một vài bạn đọc lại. Rồi thầy cho trả lời câu hỏi, em cũng được thầy gọi trả lời 3 lần. Tiết học ngày hôm đó đã rất vui, học sinh phát biểu xây dựng bài nhộn nhịp, thầy giáo thì đùa vài câu khiến cả lớp cười phá lên.                        Hết tiết, ai nấy đều muốn học thêm, em cũng vậy. Em mong muốn sau này sẽ trở thành một giáo viên dạy Lịch Sử. Muốn được như vậy, em sẽ phải cố gắng học thật giỏi. Dù vậy, sau này em cũng sẽ không quên thầy cô, trường lớp, bạn bè và những tiết học vui nhộn như vậy.

Trả lời bởi: Nguyễn Gia Huy - 19/08/2021 09:23:57

Hôm nay em học lịch sử là môn em yêu thích nhất ,em học bài cộc khởi nghĩa của hai bà Trưng.

Nước ta bị nhà Hán đô hộ.Tô Định rát tham lam ,đàn độn .Bây giờ huyện Mê Linh ,có hai chị em tên là Trưng Nhị ,Trắc.Khi sinh ra lớn lên nhà cửa tan tành ,nước mất .Hai chị em rất căm thù quân xâm lược .Trưng Trấc cùng chồng đi kết thủ lĩnh khác.Lúc đó Thi Lách bị Tô Định Bắt và giết .Hai bà Trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đèn nợ nước ,trả thù nhà.Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.Hain bà Trưng đem quân tấn công nhà Hán sợ quá bỏ hết vũ khí lo chạy.Tô Đinh sợ hãi cắt tóc cắt râu ,đệ làm dân thường,trôn về Qrung Quốc.

Bài này em hiểu rằng hai bà Trưng đem quân tấn công nhà Hán để đền nợ nước trả thù nhà

Trả lời bởi: Nguyễn Gia Huy - 19/08/2021 09:22:50

Ông mặt trời nhô lên cao như một chiếc dĩa bằng vàng đang bay lơ lửng đang tỏa ra những tia nắng ấm áp ,lá cây thì chuyện trò ,cô gió thì đu đưa ,cô mây thì đi dạo qua, những ngọn núi bát ngát quang cảnh hôm nay thật đẹp mê hồn .Bỗng nhiên, có tiếng của bác trống trường TÙNG TÙNG TÙNG" các cháu mau vào lớp đến giờ học rồi, giọng bác trống trường thật đầm ấm, hôm nay em học tiết lịch sử.

Cô giáo em thì ngồi trên bục giảng , hôm nay em học bài Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán .Lớp học hôm nay thật rộn ràng vì có tiếng chim hót trong trẻo ,tiếng lá đu đưa tạo nên một khung cảnh sống động và vui nhộn ,cô giáo thì đang giảng giải bài cho các bạn và em hiểu , khi đã giảng xong cô nói các em trả lời câu hỏi và em chỉ trả lời được một câu còn các câu còn lại là các bạn khác trả lời nên không được thưởng làm cho em thấy chán nản thì bỗng cô nói em nêu cảm nghỉ về nội dung bài nghỉ sao nói vậy em bằng nêu hết ý kiến thế là cô khen em và nói các bạn vỗ tay khen em làm cho em vui hẳn không còn thấy buồn chán nữa .Khi em đã về chỗ , thì cô giáo bảo gần hết tiết học bây giờ cô mời bạn nào nêu nội dung bài nhé ,cả lớp đồng loạt dơ tay nhưng mà em không được mời ,khi đã nêu nội dung xong thì bỗng bác trống lại nói TÙNG TÙNG TÙNG đến giờ nghỉ giải lao rồi làm cho cỏi lớp vui nhộn hẳn lên thế là như ong tổ cả lớp chạy ùa ra sân.

Em thì đang ngồi trên ghế đá thấy rằng bác mặt trời đang mỉm cười với em , lá cây thì reo vui làm cho em vui hẳn lên hòa nhập cuộc chơi của mấy bạn khác làm cho em nhớ mãi ,em sẽ không bao giờ quên hình ảnh ấy.

Trả lời bởi: Nguyễn Gia Huy - 19/08/2021 09:05:28

Môn em thích nhất chính là môn Lịch Sử, nhưng mà tiết học em yêu thích nhất tên là "Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước"

Nhà Lê còn được gọi là nhà Hậu Lê, ra đời vào năm 1428, sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi. Kéo dài được 100 năm. Lúc ấy, sau khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế , lấy tên là Lê Thái Tổ, ông đã đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội). Tên nước Đại Việt được khôi phục như xưa. Trải qua các đời vua : Lê Thái Tổ, Lê Thai Tông, Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông. Vào đời vua Lê Thánh Tông, việc tổ chức quản lý đất nước ngày càng cũng cố và đạt tới đỉnh cao khi vào đời của vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước, nó dược gọi là bản đồ Hồng Đức. Nó chính là bản đồ đầu tiên của nước ta. 

Tuy vua Lê Thái Tổ đã chú ý đến việc định ra pháp luật, song phải đến đời vua Lê Thánh Tông, một bộ luật mới ra đời, có tên gọi là Bộ Luật Hồng Đức. Đây là bộ luạt hoản chỉnh đầu tiên của nước ta và có những điều tiến bộ. Nội dung cơ bản của bộ luật là : Bảo vệ quyền lợi của vua,quan lại,địa chủ ; bảo vệ chủ quyền quốc gia ; giữ khuyến khích phát triển kinh tế ; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Lý do mà em yêu thích nó nhất là vì nhà Lê cũng rất quan tâm, chú trọng trong việc tổ chức quản lý đất nước , ban ra Bộ Luật Hồng Đức và vẽ bản đồ đầu tiên của nước ta .

Trả lời bởi: Nguyễn Gia Huy - 19/08/2021 08:48:44

 Mỗi tiết học của các thầy cô trên lớp đều có những niềm vui rất riêng và đối với em, tiết học văn có một sự thú vị đặc biệt. Tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú.

       Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ cười tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi:

- Các em đã chuẩn bị bài chưa?

       Cả lớp đồng thanh đáp:

- Thưa cô rồi ạ!

       Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng:

- Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước".

       Cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài, bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn.

       Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ, giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

       Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế để em thêm yêu trường lớp, yêu gia đình và cả quê hương.

Trả lời bởi: Nguyễn Gia Huy - 19/08/2021 08:29:13

Nếu ai hỏi tôi rằng ( bạn có thích môn lịch sử không ) .Tôi sẽ không ngần ngại mà thẳng thắn trả lời rằng có . Dù ở nơi nào , thuộc dân tộc nào , người dân đã sống trên mảnh đất này đều chung 1 tổ quốc Việt Nam .

Để có tổ quốc tươi đẹp như hôm nay , ông cha ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lao động ,đấu tranh để dựng nước và dữ nước .

Môn Lịch Sử giúp tôi và mọi người hiểu biết những điều trên và từ đó tôi thêm yêu con  người và yêu tổ quốc ta , mong cho đất nước ta vượt qua đại dịch này

Trả lời bởi: ĐƯC ĐANG - 18/08/2021 20:43:53

Hôm nay em học lịch sử là môn em yêu thích nhất ,em học bài cộc khởi nghĩa của hai bà Trưng.

Nước ta bị nhà Hán đô hộ.Tô Định rát tham lam ,đàn độn .Bây giờ huyện Mê Linh ,có hai chị em tên là Trưng Nhị ,Trắc.Khi sinh ra lớn lên nhà cửa tan tành ,nước mất .Hai chị em rất căm thù quân xâm lược .Trưng Trấc cùng chồng đi kết thủ lĩnh khác.Lúc đó Thi Lách bị Tô Định Bắt và giết .Hai bà Trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đèn nợ nước ,trả thù nhà.Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.Hain bà Trưng đem quân tấn công nhà Hán sợ quá bỏ hết vũ khí lo chạy.Tô Đinh sợ hãi cắt tóc cắt râu ,đệ làm dân thường,trôn về Qrung Quốc.

Bài này em hiểu rằng hai bà Trưng đem quân tấn công nhà Hán để bù nợ nước và nhà

Trả lời bởi: Huỳnh Trọng Bách - 18/08/2021 13:10:48

Ông mặt trời nhô lên cao như một chiếc dĩa bằng vàng đang bay lơ lửng đang tỏa ra những tia nắng ấm áp ,lá cây thì chuyện trò ,cô gió thì đu đưa ,cô mây thì đi dạo qua, những ngọn núi bát ngát quang cảnh hôm nay thật đẹp mê hồn .Bỗng nhiên, có tiếng của bác trống trường TÙNG TÙNG TÙNG" các cháu mau vào lớp đến giờ học rồi, giọng bác trống trường thật đầm ấm, hôm nay em học tiết lịch sử.

Cô giáo em thì ngồi trên bục giảng , hôm nay em học bài Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán .Lớp học hôm nay thật rộn ràng vì có tiếng chim hót trong trẻo ,tiếng lá đu đưa tạo nên một khung cảnh sống động và vui nhộn ,cô giáo thì đang giảng giải bài cho các bạn và em hiểu , khi đã giảng xong cô nói các em trả lời câu hỏi và em chỉ trả lời được một câu còn các câu còn lại là các bạn khác trả lời nên không được thưởng làm cho em thấy chán nản thì bỗng cô nói em nêu cảm nghỉ về nội dung bài nghỉ sao nói vậy em bằng nêu hết ý kiến thế là cô khen em và nói các bạn vỗ tay khen em làm cho em vui hẳn không còn thấy buồn chán nữa .Khi em đã về chỗ , thì cô giáo bảo gần hết tiết học bây giờ cô mời bạn nào nêu nội dung bài nhé ,cả lớp đồng loạt dơ tay nhưng mà em không được mời ,khi đã nêu nội dung xong thì bỗng bác trống lại nói TÙNG TÙNG TÙNG đến giờ nghỉ giải lao rồi làm cho cỏi lớp vui nhộn hẳn lên thế là như ong tổ cả lớp chạy ùa ra sân.

Em thì đang ngồi trên ghế đá thấy rằng bác mặt trời đang mỉm cười với em , lá cây thì reo vui làm cho em vui hẳn lên hòa nhập cuộc chơi của mấy bạn khác làm cho em nhớ mãi ,em sẽ không bao giờ quên hình ảnh ấy.

Thống kê truy cập

Đang online: 147

Số lượng thành viên: 13,747

Câu hỏi khác: