Sử dụng phần mềm Violet và Flash để dạy môn Hình học
Danh mục: Sáng kiến kinh nghiệm
Loại tài liệu: SKKN THCS
Sử dụng phần mềm Violet và Flash để dạy môn Hình học
Miễn phí
Danh mục: Sáng kiến kinh nghiệm
Loại tài liệu: SKKN THCS
Sử dụng phần mềm Violet và Flash để dạy môn Hình học
Miễn phí
Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục (Căn cứ chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ký ngày 30/09/2008 của Bộ Giáo dục và Đào Tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong nghành giáo dục giai đoạn 2008-2012; Chỉ thị số 2737/CT_BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN, GDPT, GDTX và GDCN năm học 2012 – 2013 và văn bản hướng dẫn số 4987/ BGDĐT-CNTT của Cục CNTT – Bộ GDĐT ngày 02/8/2012; Công văn số 1076/SGDĐT-KHCNTT của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Phú Yên ký ngày 28/09/2012 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm 2012 – 2013…). Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
. Là một giáo viên dạy Toán tôi thấy rằng, môn Toán là một môn khó. Việc các em học được môn Toán là một chuyện khó, nhưng việc các em có hứng thú với môn này lại càng khó hơn. Khi không có hứng thú với môn học thì việc học trở nên khó khăn và nặng nề. Tôi luôn trăn trở và băn khoăn làm thế nào để các em hứng thú với môn học của mình, nhất là môn Hình. Vì vậy tôi đưa ra đề tài “Gây hứng thú học tập môn Toán hình cho học sinh lớp 6C bằng cách sử dụng phần mềm Violet và Flash”.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 6 trường THCS và THPT Chu Văn An : lớp 6B (34 học sinh) làm lớp đối chứng; lớp 6C ( 34 học sinh) làm lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm được học hình học có sử dụng phần mềm Violet và Flash. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến hứng thú học môn Hình học của học sinh. Điểm thang đo thái độ trung bình (giá trị trung bình) của lớp thực nghiệm là 12.765; của lớp đối chứng là 11.3824. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p = 0.001419171< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng việc sử dụng phần mềm Violet và Flash để dạy môn Hình học đã gây hứng thú học cho các em học sinh.
II. GIỚI THIỆU:
1) Hiện trạng:
Thực tế qua quá trình giảng môn Hình học 6 bản thân tôi nhận thấy: Kết quả học tập môn Toán nói chung và môn Hình học nói riêng còn thấp, có nhiều nguyên nhân như sau:
Như vậy, để khắc phục những khó khăn trước mắt và giúp học sinh có những kết quả học tập tốt hơn, tôi chọn nguyên nhân “ Phương pháp dạy học của giáo viên chưa phát huy được hết khả năng của các em, mang nặng lí thuyết, không gây được hứng thú học tập cho các em” để khắc phục hiện trạng này.
2) Giải pháp thay thế:
Theo tôi, đối tượng giảng dạy của chúng ta là học sinh lớp 6, các em vừa bước qua giai đoạn Tiểu học, tính hiếu kì còn nhiều, khả năng tư duy của các em cũng chưa được cao, nhưng ngược lại các em luôn thích tìm tòi khám phá, nắm bắt được tâm lý này người giáo viên có thể điều khiển tiết dạy một cách linh hoạt làm cho tiết học hứng thú hơn.
Để khắc phục những nguyên nhân đã nêu ở trên, tôi có rất nhiều giải pháp như:
3) Một số đề tài gần đây:
Về đề tài gây hứng thú học Toán cho học sinh cũng như ứng dụng CNTT vào dạy Toán đã có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết của giáo viên và các nhà nghiên cứu giáo dục như:
4) Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm Violet và các file flash có làm tăng hứng thú học tập của học sinh không? Từ đó có dẫn đến kết quả học tập được nâng cao hơn không?
5) Giả thuyết nghiên cứu: Có. Việc sử dụng phần mềm Violet có gây được hứng thú học tập cho các em từ đó kết quả học tập được nâng cao.
1) Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 6C, Trường THCS và THPT Chu Văn An – Đồng Xuân, học môn Hình có sử dụng phần mềm Flash và Violet.
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp
|
Số HS các lớp |
Dân tộc |
|||
Tổng số |
Nam |
Nữ |
Kinh |
Chăm và BaNa |
|
Lớp 6B |
34 |
22 |
12 |
14 |
20 |
Lớp 6C |
34 |
21 |
13 |
13 |
21 |
le="text-align:justify">- Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học.
Chọn 2 lớp: lớp 6B làm lớp đối chứng, lớp 6C làm lớp thực nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra thái độ trước và sau tác động. Tôi cho cả hai lớp cùng làm một bài kiểm tra hai lần (trước và sau tác động).
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
|
Đối chứng |
Thực nghiệm |
Giá trị trung bình |
11.1765 |
11.2353 |
p |
0.874783437 |
p = 0.874783437 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm |
KT trước TĐ |
Tác động |
KT sau TĐ |
Thực nghiệm 6C |
O1 |
Dạy môn Hình học cho học sinh lớp 6C có sử dụng phần mềm Violet và Flash. |
O3 |
Đối chứng 6B |
O2 |
Không |
O4 |
1) Giáo viên dạy học môn Hình học có sử dụng phần mềm Violet và Flash :GV trình chiếu lên bảng cho HS quan sát nội dung bài học
2) Yêu cầu HS nêu lại các bước đo đạc hoặc vẽ đã được quan sát.
3) Yêu cầu HS lên bảng thực hiện lại.
Ví dụ 1: Giáo viên cho Học sinh quan sát cách đo góc xOy bằng phần mềm Violet.
4) Chọn đối tượng thực hiện:
Chọn lớp: Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thuộc khối lớp 6 trường THCS và THPT Chu Văn An – Đồng Xuân. Quá trình thực hiện đã được tổ chức ở hai lớp:
5) Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
6) Đo lường: Cho 2 lớp cùng làm một bài kiểm tra về thang đo thái độ
7) Kết quả: Sau 5 tuần áp dụng phương pháp dạy học Hình học bằng Violet đối với lớp 6B xong, tôi cho 2 lớp làm lại bài kiểm tra thang đo thái độ giống như kiểm tra trước tác động
Bảng 4: Kết quả khảo sát
|
BẢNG ĐIỂM CỦA BÀI KIỂM TRA MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VỚI MÔN HỌC |
|||||||
LỚP ĐỐI CHỨNG - 6B |
|
LỚP THỰC NGHIỆM - 6C |
||||||
STT |
Họ và tên học sinh |
Điểm kiểm tra |
|
STT |
Họ và tên học sinh |
Điểm kiểm tra |
||
Trước TĐ |
Sau TĐ |
|
Trước TĐ |
Sau TĐ |
||||
1 |
Nguyễn Đinh Bằng |
9 |
11 |
|
1 |
Mang Da |
10 |
11 |
2 |
Mang Thị Bình |
10 |
12 |
|
2 |
Mang Dĩnh |
9 |
10 |
3 |
Mang Văn Chánh |
12 |
12 |
|
3 |
Bùi Thị Điệp |
8 |
9 |
4 |
Mang Văn Chiến |
12 |
11 |
|
4 |
Mang Thị Giang |
9 |
10 |
5 |
Lê Kim Dinh |
13 |
12 |
|
5 |
Nguyễn Kim Hạnh |
11 |
11 |
6 |
Mang Thị Đình |
12 |
14 |
|
6 |
Trần Dĩ Hào |
13 |
14 |
7 |
Mang Thị Đông |
11 |
10 |
|
7 |
Đinh Xuân Hảo |
11 |
11 |
8 |
Mang Thị Du |
12 |
11 |
|
8 |
La Thị Huấn |
12 |
15 |
9 |
Nguyễn Đăng Duy |
11 |
10 |
|
9 |
Nguyễn Thị Lành |
10 |
12 |
10 |
Nguyễn Thanh Hoài |
12 |
11 |
|
10 |
Nguyễn Thêm Lộc |
13 |
14 |
11 |
Mang Thị Hương |
11 |
11 |
|
11 |
Mang Thị Luyện |
11 |
12 |
12 |
La O Khanh |
10 |
13 |
|
12 |
Mang Lưng |
11 |
11 |
13 |
So Minh Kì |
9 |
11 |
|
13 |
Nguyễn Thanh Ngân |
12 |
11 |
14 |
Nguyễn Tuấn Kiệt |
8 |
12 |
|
14 |
So Thị Ngân |
15 |
15 |
15 |
Mang Luận |
9 |
10 |
|
15 |
Mang Nhi |
12 |
11 |
16 |
Mang Lực |
11 |
13 |
|
16 |
Mang Thị Nhơn |
11 |
16 |
17 |
Nguyễn Thị Kiều Mi |
13 |
11 |
|
17 |
Mang Nhừng |
12 |
13 |
18 |
Nguyễn Thị Nhân |
14 |
11 |
|
18 |
Mang Pháp |
14 |
15 |
19 |
Ngô Thị Ngâm Nhi |
12 |
12 |
|
19 |
Lê Phúc |
10 |
16 |
20 |
Mang Nhớ |
11 |
14 |
|
20 |
Hồ Thị Thu Phương |
10 |
14 |
21 |
Võ Văn Phúc |
12 |
10 |
|
21 |
Phan Trường Sinh |
12 |
13 |
22 |
La O Thị Phượng |
11 |
15 |
|
22 |
Nguyễn Viết Sỹ |
14 |
14 |
23 |
Phan Ngọc Quanh |
10 |
10 |
|
23 |
Trương Nhật Tân |
13 |
12 |
24 |
Mang Thị Sâm |
12 |
11 |
|
24 |
Mang Thăng |
12 |
15 |
25 |
Phan Hữu Tâm |
10 |
9 |
|
25 |
Trần Quốc Toán |
11 |
16 |
26 |
Ngô Quốc Thắng |
10 |
8 |
|
26 |
Đỗ Thị Trang |
12 |
13 |
27 |
Nguyễn Hùng Thi |
11 |
9 |
|
27 |
Nguyễn Hoàng Nhã Trúc |
14 |
12 |
28 |
Mang Thìn |
12 |
11 |
|
28 |
La Thị Tú |
10 |
11 |
29 |
Trần Đình Tình |
12 |
13 |
|
29 |
Nguyễn Thanh Tuấn |
11 |
12 |
30 |
Mang Trì |
13 |
11 |
|
30 |
Mang Tường |
10 |
11 |
31 |
Mang Trường |
10 |
12 |
|
31 |
Nguyễn Tịnh Văn |
11 |
14 |
32 |
Nguyễn Thị Bích Tuyền |
12 |
12 |
|
32 |
Mang Vĩnh |
8 |
12 |
33 |
Mang Văn |
12 |
12 |
|
33 |
Lê Văn Vũ |
9 |
14 |
34 |
So Minh Viền |
11 |
12 |
|
34 |
Mang Xuân |
11 |
14 |
Mốt |
12 |
11 |
|
Mốt |
11 |
11 |
||
Trung vị |
11 |
11 |
|
Trung vị |
11 |
12.5 |
||
Giá trị TB |
11.1765 |
11.3824 |
|
Giá trị TB |
11.2353 |
12.765 |
||
Độ lệch chuẩn |
1.33645 |
1.4774 |
|
Độ lệch chuẩn |
1.70665 |
1.9079 |
||
Giá trị p trước tác động |
0.874783437 |
|
Giá trị p sau tác động |
0.001419171 |
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động
|
Lớp đối chứng 6B |
Lớp thực nghiệm 6C |
Điểm trung bình |
11.1765 |
11.2353 |
Độ lệch chuẩn |
1.33645 |
1.70665 |
Giá trị p của T-test |
0.874783437 > 0.005 |
|
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) |
0.0439 |
Bảng 6. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
|
Lớp đối chứng 6B |
Lớp thực nghiệm 6C |
Điểm trung bình |
11.3824 |
12.765 |
Độ lệch chuẩn |
1.4774 |
1.9079 |
Giá trị p của T-test |
0.001419171 |
|
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) |
0,935 |
Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của lớp TN_6C và lớp ĐC_6B
Ta thấy hai lớp trước tác động tương đương nhau về điểm tung bình, nhưng sau khi tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng hàm TTEST cho ta giá trị p=0,001419171. Do đó chênh lệch giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch về điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là không ngẫu nhiên và do kết quả của việc tác động khi sử dụng các phần mềm dạy hình học động.
Theo bảng tiêu chí của Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,935 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng các phần mềm hình học động đến kết quả học tập của hai lớp là lớn.
Vì vậy giả thiết nghiên cứu: “sử dụng phần mềm Violet và Flash để dạy môn Hình học đã gây hứng thú học cho các em học sinh” đã được kiểm chứng.
Kết quả giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 12.765; kết quả bài kiểm tra của nhóm đối chứng là 11.3824. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.3826. Điều đó cho thấy hứng thú của lớp được tác động đã tăng cao hơn so với lớp thực nghiệm, hứng thú học tập tăng cao điều đó cũng có nghĩa kết quả học tập được nâng cao.
Để giúp HS có hứng thú với môn Hình điều đầu tiên giáo viên phải là người có tâm huyết với nghề, luôn luôn có niềm đam mê tìm tòi để phát hiện ra những cái mới, từ đó áp dụng vào bài học để truyền đạt niềm đam mê đó cho các em học sinh.
Điều thứ hai, môn Hình được coi là môn khô khan, vì vậy giáo viên luôn có những đổi mới trong các tiết dạy, các phương pháp dạy học truyền thống cần phải kết hợp với những phương pháp dạy học tích cực, đưa CNTT vào trong môn học, làm cho các tiết học sinh động gây được hứng thú cho các em.
Trong các tiết học, GV cần phải chuẩn bị chu đáo và kĩ lưỡng những nội dung mình cần truyền đạt, đặt ra những tình huống mà mình có thể gặp để giải quyết tốt.
Luôn làm cho HS có cảm giác thoải mái để các em có hứng thú học, không nên la mắng làm các em ức chế dẫn đến tiết học căng thẳng.
GV có biện pháp riêng đối với những em yếu, thường xuyên động viên nhắc nhở các em học bài, làm bài, biểu dương khen thưởng những em khá giỏi.
Tạo ra các nhóm học tập trong một lớp để các em giúp đỡ nhau học tập, trong nhóm bao gồm cả HS khá giỏi và HS yếu để các em hỗ trợ nhau.
Qua thời gian áp dụng phần mềm Violet và Flash vào dạy học môn Hình tôi thấy kết quả học tập được nâng cao rõ rệt, các em hứng thú học môn Hình hơn, tính tích cực được phát huy cao.
a) Những mặt làm được:
b) Những mặt hạn chế:
Việc áp dụng không thể thường xuyên vì thời gian soạn BGĐT có sử dụng Violet và Flash đòi hỏi giáo viên phải am hiểu CNTT và mất nhiều thời gian để chuẩn bị một tiết dạy.
Đây là một đề tài không mới nhưng để làm được mất nhiều thời gian, nhưng khi áp dụng vào thực tế, tôi thấy đây là một phần mềm rất hay, nó tạo ra những hình ảnh động và dễ, giúp HS thực hiện được những bước vẽ hình cơ bản mà các phần mềm hỗ trợ dạy học khác không có, không chỉ riêng môn Toán mà cả những môn khác cũng có thể áp dụng được phần mềm này để tạo được những hiệu ứng hình ảnh sống động làm tăng hứng thú của tiết học.
Điều đáng nói ở đây việc sử dụng phần mềm rất dễ nhưng để tạo ra những hình ảnh động lại không phải chuyện dễ dàng, phải nắm vững ngôn ngữ lập trình + biết tiếng Anh thì mới lập trình được. Bản thân tôi là GV sử dụng thành thạo máy tính cũng chỉ lập trình được số ít và dừng lại ở lớp 6.
Trong quá trình dạy tôi thấy học sinh của chúng ta rất yếu vẽ hình, các em thậm chí còn không biết vẽ, việc tôi sử dụng phần mềm Violet có các hình ảnh động hướng dẫn HS vẽ hình như thế này giúp các em thích thú khi học, từ đó kết quả học tập sẽ được nâng cao hơn.
Qua đề tài này tôi mong muốn tất cả các GV, đặc biệt là các GV Toán sẽ quan tâm để có thể tham khảo lập trình được một thư viện Violet trong đó lập trình tất cả những bài toán trong chương trình THCS để phục vụ tốt việc giảng dạy của mình và có thể giúp HS của mình học tốt được môn Hình hơn.
Một số biện pháp nâng cao năng lực tự phục vụ,tự quản cho...
Một số biện pháp nâng cao năng lực tự phục vụ,tự quản cho học sinh...
Miễn phí
Một số biện pháp tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học
Một số biện pháp tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học
Miễn phí
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học...
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5
Miễn phí
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Miễn phí
Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn toán theo định hướng phát...
Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn toán theo định hướng phát triển năng...
Miễn phí
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Miễn phí
Một số giải pháp nâng cao phẩm chất “Đoàn kết, yêu thương” cho học...
Một số giải pháp nâng cao phẩm chất “Đoàn kết, yêu thương” cho học sinh lớp 5A1...
150,000đ
Một số giải pháp nâng cao tinh thần chăm học trong các buổi học trực...
Một số giải pháp nâng cao tinh thần chăm học trong các buổi học trực tuyến cho...
150,000đ
Một số biện pháp rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả cho học...
Một số biện pháp rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4...
150,000đ
Một số giải pháp nâng cao sự tập trung và chăm chỉ học tập trong môn...
Một số giải pháp nâng cao sự tập trung và chăm chỉ học tập trong môn Toán lớp 4...
150,000đ
Một số biện pháp nâng cao tinh thần học tập môn Lịch sử lớp 4
Một số biện pháp nâng cao tinh thần học tập môn Lịch sử lớp 4
150,000đ
Một số trò chơi giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Toán
Một số trò chơi giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Toán
150,000đ