Phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 7 qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Danh mục: Sáng kiến kinh nghiệm
Loại tài liệu: SKKN THCS
Thầy cô đăng nhập để tải miễn phí SKKN này nhé!
Miễn phí
Danh mục: Sáng kiến kinh nghiệm
Loại tài liệu: SKKN THCS
Thầy cô đăng nhập để tải miễn phí SKKN này nhé!
Miễn phí
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài:
Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh là một phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh tự giải quyết vấn đề học tập để phát triển các phẩm chất và năng lực của mình thông qua tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Có thể khẳng định rằng đây là một phương pháp dạy học rất hiện đại, giúp học sinh biết vận dụng sáng tạo những nội dung học tập vào thực tiễn của cuộc sống một cách linh hoạt và hiệu quả. Phương pháp này giúp học sinh học để làm chứ không phải học để biết như cách học truyền thống trước đây. Để tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh thì cần phối hợp rất nhiều phương pháp dạy học, đồng thời giáo viên phải có định hướng để học sinh vận dụng một cách sáng tạo nội dung học tập trong sách giáo khoa vào thực tiễn cuộc sống với phương châm học để làm.
Nhận thức được vấn đề trên, nên ngay sau khi được tập huấn về dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Tôi đã xem rất nhiều tài liệu có liên quan đến cách dạy học mới này, mới mong muốn sẽ tổ chức dạy một cách khoa học và mang lại hiệu quả cao nhất cho học sinh. Năm học 2020 – 2021 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 7E và dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7 (7C,7D,7E). Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi từ nhiều nguồn học liệu khác nhau tôi đã tìm ra một trong những yếu tố góp phần thành công trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh lớp 7 đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kĩ năng, giá trị phẩm chất của bản thân.
Thông qua kế hoạch hoạt động, tôi đã tổ chức cho các em trải nghiệm bằng những hoạt động thiết thực hết sức bổ ích. Những thử nghiệm luôn được tôi tổ chức trên lớp. Tôi đã trình bày sáng kiến này của bản thân trước Ban giám hiệu nhà trường được nhà trường trực tiếp khảo sát và đánh giá cao đồng thời cho phép tôi áp dụng trong lớp vào giờ hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp hoặc các tiết sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần,…. Ngoài ra còn khuyến khích các giáo viên khác học hỏi và thực hiện theo nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh.
Trên tinh thần đó tôi quyết định chia sẻ những kinh nghiệm vừa qua của bản thân thông qua sáng kiến kinh nghiệm với tên goi: “Phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 7 qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài.
a. Mục tiêu đề tài:
Giúp học sinh lớp 7 vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát triển các phẩm chất, năng lực. Qua đó phát triển đức, trí, thể, mỹ một cách toàn diện.
b. Nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài: “Phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 7 qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo” tập trung chủ yếu vào một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các loại tài liệu về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để có những căn cứ pháp lý khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động nội dung này.
- Tìm hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, nhất là các em lớp 7 về cách học của các em cũng như sở thích để từ đó hướng dẫn các em thực hiện những nội dung trải nghiệm phù hợp với vản thân qua đó giúp các em phát triển phẩm chất, năng lực của mình.
- Trao đổi cùng đồng nghiệp có kinh nghiệm về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để từ đó tôi có cái nhìn tổng thể trong quá trình xây dựng nội dung đề tài.
- Triển khai một số biện pháp được rút ra trong quá trình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh vận dụng những trải nghiệm đó vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó các em sẽ phát triển được những phẩm chất, năng lực vốn có của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Do tính chất của đề tài nên đối tượng nghiên cứu là các em học sinh lớp 7 trường THCS ......... – Xã ......... – ……………..
4. Giới hạn của đề tài.
Với thời gian nghiên cứu hạn chế cũng như kiến thức của bản thân có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi của trường THCS.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn tất nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Là phương pháp nghiên cứu một số tài liệu, một số văn bản có liên quan đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở lớp 7 nhằm cung cấp thêm một số hiểu biết cũng như căn cứ pháp lý khi triển khai nội dung đề tài.
b. Phương pháp khảo sát:
Là phương pháp khảo sát đối tượng học sinh, nhất là các em lớp 7 về đặc điểm tâm sinh lý để xây dựng những hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đối tượng các em.
c. Phương pháp trao đổi kinh nghiệm:
Là phương pháp trao đổi với một số đồng nghiệp có kinh nghiệm về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để từ đó tôi xem xét và điều chỉnh những biện pháp trong đề tài một cách hợp lý nhằm mang lại tính hiệu quả cao hơn của nội dung nghiên cứu.
d. Phương pháp tổng kết:
Là phương pháp tổng kết những vấn đề đã nghiên cứu và khảo sát từ đó xây dựng những biện pháp có tính khả thi cho nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
II. PHẦN NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động về thực hành nhằm giúp học sinh trải nghiệm những hoạt động thiết thực để khám phá những năng lực vốn có của mình. Qua đó giáo viên phát hiện và bồi dưỡng để các em phát triển những năng lực đó một cách khoa học và mang lại hiệu quả cho bản thân.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay, khi Bộ Giáo Dục và Đào tạo đang định hướng dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh, tức là học để làm, để vận dụng chứ không phải học để biết như trước đây thì vai trò của hoạt động trải nghiệm được xem là then chốt. Bởi khi các em tiếp thu những kiến thức cơ bản từ giáo viên, từ sách giáo khoa thì việc quan trọng nhất là các em phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống một cách khoa học và hiệu quả.
Chẳng hạn khi các em học tập về môn Toán thì ít nhất trong cuộc sống hằng ngày các em biết vận dụng kiến thức của môn Toán vào tính toán những số liệu, biết đo diện tích thực tế của một mảnh vườn hay đo thể tích của một khối nước, khối cát,…biết vận dụng những hình trong toán học để trang trí, làm đẹp cho không gian sống của mình và rất nhiều vận dụng sáng tạo khác. Hoặc khi học các tác phẩm văn học môn Ngữ văn thì các em phải có trách nhiệm gìn giữ giá trị các tác phẩm đó, đồng thời biết cách cư xử trong các mối quan hệ cuộc sống, biết yêu cái đẹp, tạo ra cái đẹp,… nói chung ta có thể hiểu rằng, vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cầu nối giữa kiến thức lý thuyết với thực tiễn cuộc sống. Nếu một học sinh học giỏi về lý thuyết, hiểu cơ bản về những kiến thức từ người thầy và các tài liệu cung cấp mà không biết thực hành thì trở thành học ảo. Còn nếu học sinh thực hành nhiều mà không nắm được lý thuyết cơ bản thì hiệu quả của việc thực hành sẽ không cao, thậm chí là thất bại.
1.2. Những hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông được tổ chức khá nhiều nội dung và hình thức. Mỗi hoạt động đều mang lại một giá trị giáo dục nhất định. Nhưng tôi chỉ tập trung vào những nội dung cơ bản, thiết thực và dễ tổ chức nhất đối với học sinh trong trường THCS nói chung và các em học sinh lớp 7 nói riêng:
1.2.1. Câu lạc bộ.
Câu lạc bộ được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ tiếng anh, câu lạc bộ lá lành đùm lá rách,câu lạc bộ thơ văn…
Việc ổ chức các câu lạc bộ sẽ giúp các em tăng cường hoạt động tập thể phát triên nhân cách và các năng lực vốn có của bản thân qua đó các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày.
1.2.2. Tổ chức diễn đàn.
Tổ chức diễn đàn là cơ hội để các em bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân trước tập thể. Đây cũng là một hoạt động bổ ích và có tính giáo dục cao, bởi lứa tuổi các em THCS là đang trong giai đoạn chuyển giao giữa người lớn và trẻ con, sẽ có nhiều điều thắc mắc, nhiều vấn đề các em chưa thổ lộ ra. Nếu tổ chức diễn đàn thành công, có nội dung, có chủ đề thì đây sẽ là cơ hội tốt để các em thể hiện quan điểm hoặc bày tỏ những ý kiến của mình, vừa giúp các em giải tỏa được những vấn đề chưa rõ đồng thời giúp các em điều chỉnh bản thân để có những hành động, việc làm thiết thực và đúng đắn.
Việc tổ chức diễn đàn có rất nhiều chủ đề, chủ điểm để giáo dục các em, chẳng hạn như diễn đàn: “điều em muốn nói” theo chủ đề chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam để các em thổ lộ những tâm tư tình cảm của mình về thầy cô giáo. Hoặc diễn đàn: “Sức khỏe vị thành niên” để giúp các em giải đáp những thắc mắc về tâm sinh lý lứa tuổi, hoặc có thể tổ chức cho các em một diễn đàn về “Bố mẹ ơi hãy hiểu con”… Đây cũng là nội dung cần thiết để các em bộc lộ những thái độ, tình cảm của bản thân về gia đình mình. Bởi trong cuộc sống, cũng có nhiều gia đình giáo dục con cái theo một hệ thống áp đặt, lấy những đặc điểm gia truyền, truyền thống để bắt buộc con cái phải nghe theo, làm theo mà không cần biết đến tâm lí của của con như thế nào,….
1.2.3. Tham quan, dã ngoại.
Việc tổ chức tham quan, dã ngoại đối với lứa tuổi học sinh trong trường THCS thì tương đối khó, cả về thời gian, không gian,… Nhưng đây là hoạt động hết sức thiết thực vì hoạt động này sẽ mang lại cho các em cảm giác thật, trải nghiệm thật để các em so sánh với kiến thức đã học và tự tìm cho mình một cách liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn chuẩn mực nhất. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo…
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Trường THCS ......... là một đơn vị đóng trên địa bàn xã ......... cách trung tâm huyện ………….. về phía Nam. Trường gồm có hơn 50 CB-GV với hơn 600 học sinh thuộc các khối lớp 6 – 9. Trong những năm qua, việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của giáo viên đã được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện.
Việc triển khai các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh cũng đã được nhà trường và các tổ chức triển khai một cách đồng bộ đến các lớp. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi trao đổi xen kẽ trong các buổi hội họp nhằm lắng nghe những ý kiến từ phía giáo viên để có hướng khắc phục kịp thời những vấn đề mà giáo viên đang lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Chính vì vậy mà hoạt động này đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên để tổ chức tốt và mang lại hiệu quả giáo dục cao cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là không hề đơn gian. Nó đòi hỏi rất nhiều về sự cố gắng của giáo viên, phải nghiên cứu nhiều tài liệu về cách thức tổ chức, phương pháp tổ chức cũng như các nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh, phù hợp với chủ đề, chủ điểm của năm học. Do đó việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo vẫn chưa được đồng bộ.
Nhưng với tôi, sau khi được tập huấn về phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, tôi rất tâm đắc với phương pháp dạy học này. Bởi nó đã mở ra cho giáo dục một con đường dạy học sáng tạo, đổi mới để tạo ra những con người mới hiểu về lý thuyết , giỏi trong thực hành chứ không phải như cách dạy học truyền thống trước đây. Nhưng để tổ chức được những hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực và có hiệu quả trước hết tôi đã khảo sát tâm sinh lí các em, để đánh giá xem thái độ của các em ra sao về vấn đề này. Do đó tôi đã có cái nhìn cụ thể qua bảng khảo sát dưới đây
Bảng khảo sát thái độ học sinh về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
LỚP |
TSHS |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO |
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT KHÁC |
|
Thích |
Không thích |
|
||
7C |
34 |
30 |
4 |
0 |
7D |
34 |
32 |
2 |
0 |
7E |
33 |
29 |
4 |
0 |
Như vậy qua bảng khảo sát trên đã giúp tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Nhất là các em lớp 7, bởi cái tuổi này mọi thứ bắt đầu thay đổi trong mỗi các em. Chính vì thế việc được thầy, cô tổ chức các hoạt động như diễn đàn, câu lạc bộ hoặc dã ngoại… thì sẽ rất vui và hứng thú tránh sự gò bó, nhàm chán trong các tiết học. Đồng thời là cơ hội để các em thể hiện bản thân, giao lưu học hỏi lẫn nhau,….
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp.
Mục tiêu của giải pháp là trình bày một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 7 nhằm giúp các em vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Qua đó phát triển những phẩm chất,năng lực của bản thân qua các hoạt động này.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Để tổ chức được một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tôi đã tìm hiểu kĩ các tài liệu, các thông tin liên quan từ nhiều nguồn để có những hoạt động thiết thực và hiệu quả. Cụ thể như sau:
Bước 1: Khảo sát đối tượng – Thống nhất nội dung.
Để tổ chức có hiệu quả một hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì không thể thiếu phần khảo sát đối tượng. Vì nếu không nắm bắt được tâm lý đối tượng thì việc tổ chức sẽ không mang lại hiệu quả. Do đó, trước khi nghiên cứu nội dung, kế hoạch của hoạt động trải nghiệm sáng tạo nào đó tôi luôn khảo sát để xem tâm lý ,thái độ của các em về vấn đề sẽ được triển khai như thế nào, sau đó tôi mới tổ chức thực hiện.
Ví dụ: Trước khi triển khai Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về chủ đề “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” (Tiết 51,52 tuần 13 - theo kế hoạch dạy học của bộ môn Ngữ văn 7 Tập 1) để chào mừng 20/11- ngày nhà giáo Việt Nam . Tôi đã tiến hành trao đổi với các em và đề nghị các em nêu ý kiến của mình về hoạt động này.
Qua hoạt động của tôi đưa ra, các em đã lắng nghe và nhiều em đã mạnh dạn đề xuất những ý kiến của mình về nội dung tổ chức cũng như hình thức tổ chức.
Về phía giáo viên – bản thân tôi đã tập trung lắng nghe và trân trọng tất cả những ý kiến của các em và đưa ra nhận xét tính hợp lý hoặc chưa hợp lý của những ý kiến đó rồi mới đi đến thống nhất: Tổ chức diễn đàn chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam bằng 4 nội dung:
Nội dung 1: Điều em muốn nói (Lời tri ân đối với thầy cô): Học sinh chia thành các nhóm và cử đại diện tham gia thuyết trình trước diễn đàn (trước lớp) về những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình hoặc của nhóm mình về công ơn đối với thầy cô giáo(Khuyến khích học sinh có sáng tạo trong việc tập làm phóng sự, qua đó bày tỏ lời tri ân của mình).
Nội dung 2: Thi diễn văn nghệ về chủ đề “Mái trường mến yêu”. Các nhóm cũng lựa chọn một số bạn tham gia diễn văn nghệ theo chủ đề trên (Hát, múa,diễn kịch…)
Nội dung 3: Thi vẽ, làm báo tường về chủ đề ngày ngày nhà giáo Việt Nam. Các nhóm cử một số bạn tham gia vẽ và làm báo về chủ đề trên. Các tác phẩm thể hiện sẽ không đặt nặng về vấn đề vẽ đẹp hay xấu; viết hay hay viết dở mà nội dung chính là ý tưởng thể hiện qua tác phẩm đó về chủ đề đã chọn(Kèm theo lời thuyết trình cho bức tranh , đầu bão).
Nội dung 4: Thi sáng tác, sưu tầm những bài thơ, những câu chuyện hoặc kể những kỉ niệm về thầy cô giáo cũ…
Điều tôi quán triệt là tất cả các em đều phải tham gia, có thể tham gia một trong bốn nội dung hoặc tham gia tất cả. Tùy vào năng khiếu để các em lựa chọn. Hình thức khảo sát thế này là hình thức tạo cho các em cảm giác thoải mái, không bị gò ép, không căng thẳng qua đó các em sẽ thoải mái thể hiện những năng lực vốn có của mình đồng thời phát triển nó như một thế mạnh của mỗi cá nhân trong tương lai.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động
Xây dựng kế hoạch hoạt động là một trong những bước quan trọng trong việc triển khai nội dung hoạt động giáo dục ở trường phổ thông nói chung và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các em lớp 7 nói riêng.
Thứ nhất Kế hoạch là văn bản nhằm tạo sự thống nhất giữa các bên : Nhà trường – gia đình – giáo viên. Có kế hoạch thì nhà trường mới nắm được cụ thể nội dung hoạt động trải nghiệm ra sao ở lớp học mà giáo viên đề xuất, từ đó sẽ có những chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời cho giáo viên triển khai thực hiện có hiệu quả. Về phía gia đình phụ huynh, khi thấy được kế hoạch hoạt động trải nghiệm chi tiết mà giáo viên trao đổi, phụ huynh sẽ yên tâm để tạo điều kiện cho con, em mình tham gia, đồng thời kết hợp với giáo viên để giúp đỡ các em như đưa đón các em luyện tập, biểu diễn, đi tham quan,… hoặc mua sắm trang phục, các dụng cụ cần thiết để các em tham gia đầy đủ.
Thứ hai Kế hoạch hoạt động là căn cứ pháp lí cho giáo viên tổ chức và thực hiện nội dung một cách chính trực để phòng khi gặp những sự cố ngoài ý muốn thì sẽ không bị cô lập hoặc bị đổ lỗi mà sẽ có tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường giúp đỡ.
Thứ ba Kế hoạch hoạt động là căn cứ chuẩn mực để giáo viên dựa vào đó triển khai thực hiện một cách khoa học. Các nội dung thực hiện tuân thủ kế hoạch thì hiệu quả của nội dung sẽ đạt được kết quả nhất định. Vì trong quá trình dạy học, không phải lúc nào kế hoạch cũng được triển khai thực hiện được bởi sẽ có nhiều lý do khách quan như: việc dạy học phải đảm bảo thời gian, gặp một số lịch hoạt động chung của nhà trường, các tổ chức trong trường,…hoặc do thời tiết không phù hợp trong khoảng thời gian dự kiến tổ chức. Chính vì thế giáo viên căn cứ kế hoạch và thực tế để có điều chỉnh phù hợp cho các em tham gia trọn vẹn, an toàn và mang lại giá trị giáo dục cao.
Dưới đây là kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11:
Nội dung kế hoạch như sau:
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
NĂM HỌC 2020 – 2021
Căn cứ vào chương trình dạy học ở lớp 7 về nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong năm học 2020 – 2021 của bộ môn Ngữ văn.
Căn cứ Kế hoạch hoạt động của chuyên môn nhà trường trong năm học 2020 – 2021 về việc triển khai nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Xét tình hình thực tế của các em học sinh khối lớp 7. Nay tôi lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 7 năm học 2020 – 2021 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển, nâng cao phẩm chất năng lực của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh.
Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,... Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.
Giáo dục chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực. Chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Nội dung:
Nội dung 1: Diễn đàn “Điều em muốn nói” (Tổ chức cho học sinh tham gia thuyết trình trước diễn đàn về những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình về công ơn đối với thầy cô giáo).
Các lớp căn cứ nội dung chủ đề, lựa chọn đại diện tham gia diễn đàn. Số lượng tham gia không hạn chế. Nhưng đảm bảo các em đều phải tham gia ít nhất một nội dung.
Nội dung 2: Tổ chức thi diễn văn nghệ về chủ đề hát về thầy cô. Tương tự như nội dung 1, các lớp lựa chọn học sinh có năng khiếu văn nghệ tham gia dự thi. Nội dung bài hát phaỉ đúng chủ đề hát về thầy cô giáo.
Nội dung 3: Thi vẽ về chủ đề ngày ngày nhà giáo Việt Nam. Tương tự như nội dung 1, các lớp lựa chọn học sinh có năng khiếu hội họa tham gia dự thi. Phần thi vẽ không đặt nặng về đẹp của hội họa và về ý tưởng của chủ đề bức họa.
2. Biện pháp thực hiện.
- Giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Trình kế hoạch lên Ban giám hiệu nhà trường.
- Ban giám hiệu căn cứ Kế hoạch để chỉ đạo, giúp đỡ giáo viên, học sinh thực hiện tốt kế hoạch.
- Công bố nội dung kế hoạch đến phụ huynh học sinh phối hợp thực hiện.
- Giáo viên và học sinh căn cứ kế hoạch để triển khai thực hiện.
- Giáo viên phối hợp với giáo viên trong tổ và một số giáo viên trong trường: giáo viên Nhạc, Mỹ thuật, Tổng phụ trách đội… để đánh giá kết quả sau hoạt động.
3. Thời gian thực hiện:
Sau khi được nhà trường phê duyệt, giáo viên triển khai kế hoạch đến từng lớp nắm rõ nội dung và tổ chức tập luyện.
Thời gian tổ chức vào tiết trải nghiệm của từng lớp và tiết sinh hoạt cuối tuần trước ngày 18/11/2020.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giáo viên phổ biến nội dung kế hoạch cụ thể đến từng lớp. Học sinh các lớp nắm rõ nội dung tham gia.
Các lớp tiến hành tập luyện kể từ ngày kế hoạch được phép triển khai. Và tham gia hoạt động trải nghiệm khi giáo viên tổ chức theo thời gian đã quy định
Giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức cho các em tập luyện và tham gia đúng kế hoạch.
Trên đây là nội dung kế hoạch trải nghiệm sáng tạo của giáo viên cho các em học sinh lớp 7. Kính mong Ban giám hiệu nhà trường xem xét và phê duyệt để giáo viên và học sinh tiến hành triển khai./.
DUYỆT CỦA BGH Người lập kế hoạch
Bước 3: Tổ chức thực hiện
Sau khi hoàn thành bước 2 là lập kế hoạch và đề xuất nội dung kế hoạch lên Ban giám hiệu và được nhà trường nhất trí thì tôi đã triển khai kế hoạch đến các em để các em có thời gian tập luyện và tham gia cho đạt hiệu quả cao.
Việc tổ chức cho các em tập luyện có chất lượng và tránh những chuyện ngoài ý muốn khi các em lấy cớ đi tập luyện mà không ở nhà nên tôi tổ chức cho các em tập vào các giờ học ngoại khóa hoặc các buổi cuối tuần có giáo viên trực tiếp tham dự để quán triệt các em.
Sau khi các em, các nhóm luyện tập hoàn thiện thì tôi tiến hành tổ chức cho các em thực hiện các nội dung của hoạt động trải nghiệm như Kế hoạch đã triển khai.
Thời gian tổ chức được triển khai (như kế hoạch đã lập):
Sau khi các em thực hiện xong, tôi đã tuyên dương, khích lệ, động viên tất cả các em, đồng thời chọn một số nội dung, một số tiết mục tiêu biểu để cho các em tham gia thi và trình diễn ngày tọa đàm 20/11- ngày hiến chương nhà giáo và các cuộc thi khác. Cụ thể như sau:
- Chọn 1 tiết mục thuyết trình hay nhất về chủ đề “Điều em muốn nói” của bạn Thảo Nguyên lớp 7D.
- Chọn 2 tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất (một tiết mục song ca của emThảo Nguyên lớp7D với em Thu Hiền lớp 7E và tiết mục múa tập thể của lớp 7D) .
Và rất vinh dự các tiết mục này được Nhà trường chọn để tham gia biểu diễn ngày tọa đàm 20/11.
-Chọn được 3 cá nhân tham gia hội thi vẽ tranh “Nhà vệ sinh mơ ước của em” do sở giáo dục tỉnh Đăk Lăk tổ chức vào ngày 5/ 12/ 2020 và tất cả đều đạt giải rất cao(một em giải nhất,một giải nhì, một giải ba)….
Tất cả các nội dung trên đều được nhà trường đánh giá cao về công tác triển khai thực hiện cũng như sự cố gắng của các em học sinh. Tuy đây mới thực hiện các nội dung trải nghiệm trên phương diện tại lớp học nhưng là cơ hội để các em phát triển phẩm chất của mình, xây dựng tình đoàn kết trong lớp và có cơ hội để các em tự phát triển những năng khiếu của bản thân trong tương lai.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS nói chung và các em học sinh lớp 7 nói riêng là một hoạt động tuy không phải là mới nhưng rất khó triển khai vì nhiều lý do khách quan khác nhau như : Vấn đề tâm lí thái độ học sinh, thời gian tập luyện, mối phối kết hợp giữa giáo viên - Nhà trường - các tổ chức đoàn thể - phụ huynh học sinh... Vì thế, muốn tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành công, thì học sinh phải tham gia một cách tự giác, vui vẻ và thân thiện. Đồng thời phải có sự đồng thuận cao của người giáo viên với Ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức trong trường cùng với cha mẹ học sinh, có như vậy mới phát huy được phẩm chất, năng lực của các em. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoạt động này nhiều , cách tổ chức các hoạt động không đảm bảo tính khoa học thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề khác. Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn là mối quan hệ chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác. Người giáo viên phải linh động và sáng tạo thì công việc mới thực hiện đúng ý đồ. Mục tiêu bài dạy mới đạt được.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo tôi đã triển khai thực hiện cho các em học sinh khối lớp 7, tôi đã nhận thấy kết quả thay đổi rõ rệt.
Thứ nhất: Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo các em cảm thấy mình được tôn trọng, được làm chủ bản thân, được khẳng định mình. Do vậy các em chăm học hơn, vui vẻ và hòa nhập hơn trước. Tình đoàn kết trong lớp được nâng cao rõ rệt. Bên cạnh đó, đa số phụ huynh học sinh đã gọi điện khen ngợi cô giáo tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã làm con em biết lo và chăm học hơn. Họ còn hứa sẽ cùng với cô giáo động viên dạy bảo cho cháu học ở nhà nhiều để kịp với bạn bè.
Về kết quả học tập thì số lượng học sinh đạt giỏi cũng cao hơn so với đầu năm. Điều này cho thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bước đi đúng hướng. Đây là một tín hiệu làm tôi rất vui sau khi sơ kết học kì I. Bao nhiêu công sức đổ ra cả năm học trước (chỉ tổ chức để thăm dò) và cả học kì I vừa qua đã mang lại hiệu quả. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả môn Ngữ văn lớp 7 cuối học kì I:
Khảo sát trước khi khảo nghiệm:
Lớp |
TSHS |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
7C |
34 |
1 |
9 |
17 |
7 |
7D |
34 |
3 |
11 |
15 |
5 |
7E |
33 |
2 |
10 |
19 |
2 |
Kết quả thống kê cuối học kì I:
Lớp |
TSHS |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
7C |
34 |
5 |
14 |
14 |
1 |
7D |
34 |
6 |
16 |
10 |
2 |
7E |
33 |
6 |
15 |
12 |
0 |
Như vậy nhìn vào bảng khảo sát trước khi khảo nghiệm đề tài và sau khi khảo nghiệm đề tài đã cho ta thấy có một sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng học tập đã được tăng lên rõ rệt. Số học sinh giỏi của cả 3 lớp khối 7 đã tăng từ 3-5 em, số học sinh yếu cũng đã giảm từ 2-6 em. Đây chưa phải là một kết quả mỹ mãn hay một thành công rực rỡ, nhưng những sữ thay đổi tích cực này đã khẳng định rằng đề tài “Phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 7 qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là một bước đi đúng hướng mà bản thân tôi đã nghiên cứu và thực hiện. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng đề tài này trong thời gian tiếp theo với mong muốn cuối năm học sẽ có 100% học sinh trung bình trở lên và số hóc sinh giỏi tiếp tục tăng cao hơn nữa.
Đề tài này được nghiên cứu và khảo nghiệm với học sinh khối lớp 7 do tôi dạy môn Ngữ văn và chủ nhiệm lớp 7E. Nhưng với tính khả thi của nó và tác dụng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì tôi nghĩ đề tài này có thể áp dụng được với tất cả các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 trong trường THCS.
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh là một hình thức tổ chức dạy học tuy không mới về phương pháp tổ chức nhưng mới về cách thể hiện. Những hoạt động này tôi thiết kế hoàn toàn mới lạ và chưa được áp dụng bất kì một nơi nào khác. Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo này học sinh được thể hiện những khả năng của mình như khả năng thuyết trình, văn nghệ, hội họa,…, đây là cơ hội để các em phát hiện những năng lực vốn có của mình để học tập và rèn luyện cũng như phát triển những năng lực đó trong tương lai. Đó chính là điểm mạnh của đề tài tôi đã trình bày trên. Điều đó đã tạo cho các em sự hứng thú trong học tập, sự hồi hộp mỗi khi tham gia chơi và có cả sự nuối tiếc sau khi thể hiện không được như ý. Điều đó mới là điểm đặc biệt của đề tài mà tôi đã nhiều đêm nghiên cứu phương pháp cũng như khảo nghiệm nhiều lần để tìm ra những phương án hay nhất cho mỗi chủ đề, mỗi hoạt động. Chính vì thế mà đề tài này đã đem lại sự mới mẻ trong dạy học phát triển năng lục học sinh.
Tuy nhiên để tổ chức được một hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì không hề đơn giản bởi nó có nhiều yếu tố để cấu thành từ khâu tìm hiểu tâm lý học sinh đến việc xây dựng kế hoạch, tham khảo ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường cũng như các tổ chức có liên quan trong nhà trường và người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với sự nhiệt tình trong công việc thì mới hoàn thành được những yếu tố mà đề tài đã đặt ra.
Với những kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, quá trình nghiên cứu đề tài chưa thật sâu sát nên không tránh khỏi những sai sót trong nội dung. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành từ Hội đồng khoa học các cấp, quý thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
2. Kiến nghị.
Nhà trường cần hỗ trợ thêm về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất để giáo viên thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với chương trình mới.
Một số biện pháp tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học
Một số biện pháp tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học
Miễn phí
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học...
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5
Miễn phí
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Miễn phí
Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn toán theo định hướng phát...
Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn toán theo định hướng phát triển năng...
Miễn phí
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Miễn phí
Một số giải pháp nâng cao phẩm chất “Đoàn kết, yêu thương” cho học...
Một số giải pháp nâng cao phẩm chất “Đoàn kết, yêu thương” cho học sinh lớp 5A1...
150,000đ
Một số giải pháp nâng cao tinh thần chăm học trong các buổi học trực...
Một số giải pháp nâng cao tinh thần chăm học trong các buổi học trực tuyến cho...
150,000đ
Một số biện pháp rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả cho học...
Một số biện pháp rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4...
150,000đ
Một số giải pháp nâng cao sự tập trung và chăm chỉ học tập trong môn...
Một số giải pháp nâng cao sự tập trung và chăm chỉ học tập trong môn Toán lớp 4...
150,000đ
Một số biện pháp nâng cao tinh thần học tập môn Lịch sử lớp 4
Một số biện pháp nâng cao tinh thần học tập môn Lịch sử lớp 4
150,000đ
Một số trò chơi giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Toán
Một số trò chơi giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Toán
150,000đ
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 phát huy tính tích cực, tự giác...
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 phát huy tính tích cực, tự giác trong học...
150,000đ