Một số biện phá để học sinh lớp 7 tích cực tham gia giải toán Violympic
Danh mục: Sáng kiến kinh nghiệm
Loại tài liệu: SKKN THCS
Một số biện phá để học sinh lớp 7 tích cực tham gia giải toán Violympic
Miễn phí
Danh mục: Sáng kiến kinh nghiệm
Loại tài liệu: SKKN THCS
Một số biện phá để học sinh lớp 7 tích cực tham gia giải toán Violympic
Miễn phí
A – PHẦN MỞ ĐẦU:
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong thời đại mới, từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc thi giải toán qua Internet ( ViOlympic) nhằm tạo ra sân chơi trí tuệ bổ ích cho học sinh ở các cấp học.
Xuất phát từ mục tiêu Giáo dục trong giai đoạn hiên nay là phải đào tạo ra con người có trí tuệ phất triển, giàu tính sáng tạo và có tính nhân văn cao. Để đào tạo ra được lớp người như vậy, Nghị quyết TW 4 khóa 7 đã xác định: “ Phải áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW 2 khóa 8 tiếp tục khẳng định: “Phải đổi mới giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nề nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, dành thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Đưa học sinh đến với ViOlympic Toán cũng chính là áp dụng phương pháp tiến tiến, phương tiện hiện đại, đưa học sinh vào quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự lập kế hoạch và tự tìm người hợp tác. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu đề tài trong lĩnh vực này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với trường đại học FPT tổ chức cuộc thi giải toán qua Internet ( ViOlympic) từ năm học 2008 – 2009, nhưng đến năm học 2011 – 2012 trường THCS Hữu Văn mới chỉ có 1 học sinh tham gia nhưng không được công nhận học sinh giỏi cấp huyện. Năm học 2012 – 2013, có 10 học sinh tham gia nhưng chỉ có 2 em được công nhận học sinh giỏi cấp huyện. Kết quả thấp như vậy là vì chưa có thầy cô giáo nào nghiên cứu chuyên sâu về ViOlympic Toán, do đó nghiên cứu đề tài trong lĩnh vực ViOlympic toán là một yêu cầu rất là cần thiết trong tình hình mới.
Tôi nghiên cứu đề tài nhằm thu hút một số học sinh khá giỏi môn Toán lớp 7A hứng thú, say mê tham gia sân chơi trí tuệ, để lĩnh hội được nhiều tri thức Toán học, ôn tập củng cố kiến thức của quá khứ, tiếp cận được nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau cho cùng một vấn đề. Tham gia ViOlympic Toán để biết được luật chơi của các kiểu bài thi, tìm ra các quy luật, các dạng toán trong các vòng thi, đặc biệt là vòng thi các cấp.
Khách thể nghiên cứu: Nhóm học sinh lớp 7A có học lực môn Toán ở mức khá giỏi.
Đối tượng nghiên cứu: thời gian, nội dung, hình thức của các vòng thi ViOlympic Toán 7
Tất cả các học sinh đều có thể tham gia giải toán trên mạng, tuy nhiên chỉ một số ít học sinh có thể theo đuổi được đến cùng vì những lý do khác nhau: gia đình không có máy tính, bố mẹ không cho ra “quán nét” vì lo ngại con em mình lợi dụng để chơi game, đề thi quá khó mà nhiều lần chưa qua được một vòng thi, không sắp xếp được thời gian hoặc nhiều lần ra “ quán nét” mà không thuê được máy, … Vì vậy, nếu có một kế hoạch chi tiết, cụ thể đến từng học sinh và các bậc phụ huynh thì vấn đề học sinh lợi dụng để chơi game sẽ bị loại bỏ, vấn đề ra “quán nét” nhiều lần mà không thuê được máy sẽ được hạn chế. Và đặc biệt nếu cung cấp được cho học sinh một hệ thống các bài tập ứng với các dạng toán trong từng vòng thi để các em trải nghiệm trước các dạng toán hay và khó thì khi tham gia giải các vòng thi các em không còn thấy quá khó khăn hay ngỡ ngàng nữa. Nếu làm được như vậy thì học sinh sẽ hứng thú tham gia, háo hức trông đợi vòng thi mới và đương nhiên các em sẽ không bỏ cuộc sớm.
Cung cấp lịch mở các vòng thi đến từng học sinh và phụ huynh học sinh để học sinh và gia đình có kế hoạch chi tiết, cụ thể, lập thời gian biểu hợp lý. Bước này hết sức đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những học sinh phải thuê máy tính ở “quán nét”. Đối với những phụ huynh quan tâm đến con thì họ cần biết con cái họ: Làm gì? Ở đâu? Trong thời gian nào? Với ai? Theo chủ trương nào? Có chơi game hay không?
Tạo sự say mê, hứng thú tham gia ViOlympic Toán cho học sinh, đặc biệt là phần lớn những học sinh mà gia đình không có máy tính, nói rõ mục tiêu của việc tham gia giải Toán trên mạng cho học sinh và cha mẹ học sinh. Khi học sinh đã say mê và phụ huynh tin tưởng thì việc thành lập đội tuyển ViOlympic Toán không còn quá khó khăn.
Cung cấp các đề toán của 19 vòng thi cho học sinh làm trước để các em làm quen với các dạng toán mới lạ, các cách hỏi khác nhau trong từng bài tập cụ thể, đến khi thi các em không còn bỡ ngỡ trước dạng toán đó nữa.
Đề tài nghiên cứu thuộc phạm vi cấp trường, áp dụng đối với học sinh khá, giỏi môn Toán lớp 7A trường THCS Hữu Văn – Chương Mỹ - Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014 ( 13 tháng ).
Các vấn đề liên quan đến ViOlympic Toán 7, các văn bản của luật giáo dục, bản quyền tác giả.
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã xin ý kiến của các chuyên gia:
Thầy Trần Anh Tuyến, phó trưởng phòng ViOlympic – Đại học FPT.
Thầy Nguyễn Văn Cánh, chuyên viên phòng GD – ĐT huyện Chương Mỹ, phụ trách chuyên môn.
Thầy Nguyễn Đức Sáu, Bí thư Chi Bộ, Hiệu trưởng nhà trường.
Thầy Cao Thanh Hán, phó Bí thư Chi Bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường.
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã thống kê tình hình thi giải toán qua mạng của học sinh trong toàn trường trong hai năm gần đây, kết quả thu được như sau ( lấy số lượng học sinh cuối năm học):
Năm học |
TS HS |
Số HS tham gia ViOlympic Toán cấp huyện |
Số HS được CN |
||||
|
|
K 6 |
K 7 |
K 8 |
K 9 |
SL |
TL(%) |
2011 - 2012 |
494 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2012 - 2013 |
448 |
5 |
2 |
0 |
3 |
2 |
20 |
Trên cơ sở nắm bắt được thực trạng của vấn đề để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Áp dụng thực nghiệm tại một số học sinh lớp 7A trường Thcs Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội từ tháng 9/ 2013 đến tháng 4/ 2014.
Phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh, các giáo viên giảng dạy bộ môn Toán trong trường và một số trường bạn để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
Trên cơ sở kết hợp các phương pháp đó, phân tích tác động qua lại để tổng hợp kinh nghiệm cũng như phát triển thêm ý tưởng mới.
Một số biện pháp nâng cao năng lực tự phục vụ,tự quản cho...
Một số biện pháp nâng cao năng lực tự phục vụ,tự quản cho học sinh...
Miễn phí
Một số biện pháp tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học
Một số biện pháp tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học
Miễn phí
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học...
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5
Miễn phí
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Miễn phí
Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn toán theo định hướng phát...
Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn toán theo định hướng phát triển năng...
Miễn phí
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Miễn phí
Một số giải pháp nâng cao phẩm chất “Đoàn kết, yêu thương” cho học...
Một số giải pháp nâng cao phẩm chất “Đoàn kết, yêu thương” cho học sinh lớp 5A1...
150,000đ
Một số giải pháp nâng cao tinh thần chăm học trong các buổi học trực...
Một số giải pháp nâng cao tinh thần chăm học trong các buổi học trực tuyến cho...
150,000đ
Một số biện pháp rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả cho học...
Một số biện pháp rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4...
150,000đ
Một số giải pháp nâng cao sự tập trung và chăm chỉ học tập trong môn...
Một số giải pháp nâng cao sự tập trung và chăm chỉ học tập trong môn Toán lớp 4...
150,000đ
Một số biện pháp nâng cao tinh thần học tập môn Lịch sử lớp 4
Một số biện pháp nâng cao tinh thần học tập môn Lịch sử lớp 4
150,000đ
Một số trò chơi giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Toán
Một số trò chơi giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Toán
150,000đ