PHẦN MỞ ĐẦU
- Bối cảnh của giải pháp
Là một giáo viên dạy toán ở trường Trung học cơ sở tôi luôn suy nghĩ để làm sao kiến thức truyền đạt đến các em một cách đơn giản, dễ hiểu giúp các em có những kiến thức cơ bản, vững vàng, tạo điều kiện cho các em yêu thích môn toán, tránh cho các em có suy nghĩ môn toán là môn học khô khan và khó tiếp cận.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ hiện nay, các em được tiếp xúc với nhiều phương tiện truyền thông hiện đại, mạng xã hội, làm ảnh hưởng đến việc học của các em. Hơn nữa, hầu hết các em học sinh trường tôi là con em công nhân, cha mẹ bận rộn công việc công ty, nhiều gia đình không có thời gian quan tâm đến việc học của các em, dẫn đến tình hình học tập của các em ngày càng xa sút, chán học. Nhiều em bị mất căn bản từ lớp dưới, lên lớp 8, tâm sinh lí thay đổi, đua đòi bạn bè, nên các em không tập trung cho việc học. Các kĩ năng tính toán, cộng, trừ, nhân, chia đa thức, phân thức, ... của các em còn yếu. Từ đó các em có tâm lí sợ và ngại học môn toán nói chung, phần chia đa thức nói riêng.
- Lý do chọn giải pháp
Đa thức là một trong những khái niệm trung tâm của toán học. Trong chương trình toán trung học cơ sở chúng ta đã làm quen với khái niệm đa thức từ những phép cộng, trừ, nhân đa thức đến phân tích đa thức thành nhân tử, chia đa thức, giải các phương trình đại số… Thực tế qua giảng dạy ở trường Trung học cơ sở tôi nhận thấy bên cạnh số đông học sinh học rất tốt về toán, các em vững kiến thức giải thành thạo các bài toán ở sách giáo khoa, còn giải được các bài toán dạng nâng cao. Nhưng vẫn còn một số em học toán còn chậm, tiếp thu kiến thức còn hạn chế, khi thực hành tính toán còn nhầm lẫn, không chính xác. Khi thực hiện việc chia đa thức cho đa thức còn chậm chạp, tìm thương không chính xác.
Vì vậy, tôi luôn đặt ra câu hỏi là làm thế nào để học sinh có thể giải các bài toán về đa thức, đặc biệt là các bài toán về phép chia đa thức được dễ dàng hơn ? Giúp tạo ra sự tự tin, hứng thú cho các em trong học tập ? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này: “Hướng dẫn học sinh lớp 8 sử dụng định lí BeZout để giải tốt hơn các bài toán về tìm đa thức dư cũng như đa thức bị chia trong bài toán chia đa thức ”
- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
Nội dung chương trình Toán Trung học cơ sở mà chủ yếu là chương trình lớp 8.
-
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp tìm đa thức dư, đa thức bị chia trong bài toán chia đa thức bằng cách sử dụng định lí BeZout.
- Tiết toán của học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Phước Thiền.
4. Mục đích nghiên cứu
- Trong vài năm trở lại đây ở các đề thi tuyển học sinh giỏi lớp 8, cũng như các bài toán thi vào các trường Trung học phổ thông chuyên trên cả nước xuất hiện nhiều bài toán tìm đa thức dư cũng như đa thức bị chia trong phép chia đa thức, trong khi đó nội dung và thời lượng về phần này trong sách giáo khoa lại ít, lượng bài tập chưa đa dạng, phong phú. Vì vậy chưa đáp ứng đủ những yêu cầu của học sinh. Do vậy trong quá trình làm bài tập, trong thi cử khi gặp các bài toán dạng này các em thường lúng túng, khó giải quyết. Nhằm mục đích bổ sung, nâng cao kiến thức về phần xác định đa thức trong bài toán phép chia đa thức cho các em học sinh . Từ đó các em có thể làm tốt các bài toán liên quan đến dạng này thông qua các bài ôn luyện cũng như trong các kỳ thi tuyển.
- Mặt khác nhằm kích thích, giúp các em biết cách tìm và hiểu kiến thức nhiều hơn nữa, không chỉ các bài toán vận dụng phép chia đa thức mà cả các dạng toán khác.
- Phát triển năng lực tự học, biết liên kết và mở rộng các bài toán từ đó giúp các em hình thành phương pháp giải.
- Giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập đặc biệt là học sinh giỏi.
TẢI ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY