GIÚP HỌC SINH LỚP 7 HỌC TỐT MÔN HÌNH HỌC
Danh mục: Sáng kiến kinh nghiệm
Loại tài liệu: SKKN THCS
GIÚP HỌC SINH LỚP 7 HỌC TỐT MÔN HÌNH HỌC
Miễn phí
Danh mục: Sáng kiến kinh nghiệm
Loại tài liệu: SKKN THCS
GIÚP HỌC SINH LỚP 7 HỌC TỐT MÔN HÌNH HỌC
Miễn phí
I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Vì sao có ý tưởng sáng kiến kinh nghiệm?
-Toán học là là một môn học không thể tách rời trong quá trình hình thành tri thức đồng thời chi phối hầu hết các môn học khác. Nó đảm bảo cho học sinh không những hiểu biết lí thuyết toán học một cách vững chắc và có ý thức hơn mà còn biết vận dụng những tri thức toán học đó vào thực tiễn. Dạy học toán theo phương pháp đổi mới phải làm cho học sinh chủ động nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, tham gia nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức toán học.
Trong chương trình toán học bậc THCS, môn hình học giữ một vai trò hết sức quan trọng. Riêng hình học ở lớp 7 là rất khó trong quá trình lĩnh hội kiến thức hình học của học sinh. Lượng kiến thức được đưa vào quá nhiều ở hình học lớp 7 trong khi đó ở lớp 6 học sinh chỉ mới làm quen với một số khái niệm đơn giản với lượng kiến thức khá nhẹ nhàng dẫn đến việc quá tải cho học sinh khi tiếp thu hình học. Không những lí thuyết hoàn toàn mới mà việc chứng minh hình học lại trở nên rất lạ đối với các em học sinh chỉ quen sử dụng trực quan trong việc nhận thức vấn đề. Mọi vấn đề như: Chứng minh các cạnh bằng nhau, chứng minh các góc bằng nhau, chứng minh tam giác đặc biệt, chứng minh tứ giác đặc biệt, chứng minh tam giác đồng dạng,... đều xuất phát từ những vấn đề trọng tâm của hình học 7. Đó là: hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, hai tam giác bằng nhau, các đường đồng quy trong tam giác, ... Các em đang chập chững những bước đi ban đầu trong quá trình học hình học và hoàn toàn có thể trở nên chán học hình học nếu vấp phải vấn đề không thể giải quyết được.
Với tầm quan trọng như thế của môn hình học 7, qua thực tế nhiều năm dạy toán lớp 7, tôi nhận thấy phần lớn học sinh thực sự khó khăn trong việc học môn học này. Vậy làm thế nào có thể giúp học sinh của mình học tốt môn hình học, giúp các em thực sự yêu thích bộ môn đó? Trăn trở với những suy nghĩ trên, tôi đã rất cố gắng trong quá trình giảng dạy cho học sinh đồng thời đúc kết được một số kinh nghiệm. Đây cũng là vấn đề mà tôi và đồng nghiệp của tôi hết sức quan tâm, đó cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài này.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1/. Cơ sở lý luận:
Việc dạy toán học cùng với dạy học các bộ môn khác và các hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.
Toán học có vai trò quan trọng trong đời sống, trong khoa học và công nghệ hiện đại nhất là trong giai đoạn hiện nay. Dù chúng ta ở bất kì ngành nghề nào, trong công tác nào thì kiến thức và phương pháp toán học cũng là một vấn đề hết sức cần thiết.
Toán học nói chung, chương trình hình học nói riêng (đặc biệt là hình học lớp 7) của chúng ta hiện nay có yêu cầu cao về lí thuyết trừu tượng, các bài tập thiên về hướng suy luận diễn dịch khả năng ứng dụng thực tế chưa cao. Chính vì thế, hình học chưa trở thành môn học yêu thích đối với hầu hết học sinh.
Tuy nhiên xét trên khía cạnh khoa học thì những kiến thức ở hình học lớp 7 lại là tiền đề, là mấu chốt quan trọng cho hình học ở các khối tiếp theo. Vì vậy đối với giáo viên, từ việc dạy cho học sinh các khái niệm hình học, các định lí và hướng dẫn giải bài tập đều hết sức quan trọng. Phải làm thế nào để giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Đối với bài tập, giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những bài giải có sẳn mà phải tìm tòi mọi cách để học sinh hiểu và ghi nhớ những cách giải đó, phải tổ chức được những hành động trí tuệ bên trong học sinh để tự học sinh khám phá ra bài giải. Hướng dẫn, gợi ý, nêu vấn đề kích thích học sinh biết suy nghĩ đúng hướng. Trước những bài toán hình học cụ thể, phải làm cho học sinh biết vận dụng những tri thức hình học của mình để độc lập, tìm tòi những mối quan hệ giữa giả thiết, kết luận của bài toán và từ đó tìm ra lời giải.
2/. Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy:
* Đối với học sinh:
- Việc học môn hình học của học sinh là rất khó khăn, các em không biết phải bắt đầu từ đâu để chứng minh một bài toán hình, trong quá trình chứng minh nên vận dụng những kiến thức nào và trình bày lời giải như thế nào cho phù hợp, đúng trình tự... Chính những khó khăn đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn toán nói chung và bộ môn hình nói riêng, các em không thích học bộ môn hình học nên lơ là trong việc học cũng như chuẩn bị bài.
- Một bộ phận không nhỏ học sinh lười học bài cũ dẫn đến hổng kiến thức cơ bản, có chăng cũng chỉ học qua loa hời hợt.
- Một số em do sự phát triển tâm sinh lý không bình thường nên khó tập trung trong học tập, tiếp thu bài chậm, thường nhút nhát, một số em khác do quá hiếu động, nghịch ngơm, khó bảo, hành động theo bản năng, thiếu suy nghĩ nên dẫn đến kết quả học tập môn toán nói chung và hình học nói riêng còn thấp.
- Một bộ phận gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập của con em, không mua đủ dụng cụ học tập cho học sinh như compa, êke, thước thẳng, thước đo góc... nên trong khi giáo viên hướng dẫn vẽ hình thì các em không có dung cụ để thực hành đành ngồi chờ các bạn vẽ xong rồi mới mượn dung cụ và mày mò vẽ sau nên không vẽ đúng thao tác.
* Đối với giáo viên:
- Trong quá trình giảng dạy cũng gặp một số khó khăn như bài toán hình đa dạng, phong phú, nếu không có thời gian nghiên cứu và phương pháp lựa chọn thích hợp thì dễ bị phiến diện, chọn bài tập dễ quá hoặc khó quá, không đủ thời gian làm sẽ gây cho học sinh tâm lí “sợ toán hình” hoặc chán nản. Từ đó chỉ chú ý vào thủ thuật giải mà quên rèn luyện phương thức tư duy.
- Nhiều giáo viên dạy toán nghĩ dạy học sinh nhiều càng kiến thức càng tốt, không cần chú ý đến trọng tâm và cũng không cần chuẩn bị bảng phụ, đèn chiếu vì hầu như hình vẽ và đề bài tập đều có sẵn trong sách giáo khoa. Giáo viên cũng không quan tâm học sinh nắm được gì, rèn luyện được kỹ năng nào? Dạy theo phương pháp thầy giảng trò chép là chính. Vì vậy chất lượng môn toán qua kiểm tra khảo sát thấp. Chính vì vậy, bản thân tôi đã trăn trở, suy nghĩ nhằm tìm ra phương pháp dạy học phù hợp hơn để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tôi đã đề ra một số nội dung, biện pháp để có thể dạy tốt môn hình học 7 và giúp các em học tập môn này một cách hiệu quả hơn đó.
1) Các yêu cầu trong việc dạy học sinh lĩnh hội kiến thức hình học mới:
- Yêu cầu đối với việc dạy khái niệm trong hình học 7:
Ví dụ 1: Dạy học sinh khái niệm “Hai tam giác bằng nhau”:
Nội dung khái niệm: “Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau.”
Các bước tiến hành:
Phương pháp:
Một số biện pháp nâng cao năng lực tự phục vụ,tự quản cho...
Một số biện pháp nâng cao năng lực tự phục vụ,tự quản cho học sinh...
Miễn phí
Một số biện pháp tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học
Một số biện pháp tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học
Miễn phí
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học...
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5
Miễn phí
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Miễn phí
Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn toán theo định hướng phát...
Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn toán theo định hướng phát triển năng...
Miễn phí
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Miễn phí
Một số giải pháp nâng cao phẩm chất “Đoàn kết, yêu thương” cho học...
Một số giải pháp nâng cao phẩm chất “Đoàn kết, yêu thương” cho học sinh lớp 5A1...
150,000đ
Một số giải pháp nâng cao tinh thần chăm học trong các buổi học trực...
Một số giải pháp nâng cao tinh thần chăm học trong các buổi học trực tuyến cho...
150,000đ
Một số biện pháp rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả cho học...
Một số biện pháp rèn kĩ năng quan sát trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4...
150,000đ
Một số giải pháp nâng cao sự tập trung và chăm chỉ học tập trong môn...
Một số giải pháp nâng cao sự tập trung và chăm chỉ học tập trong môn Toán lớp 4...
150,000đ
Một số biện pháp nâng cao tinh thần học tập môn Lịch sử lớp 4
Một số biện pháp nâng cao tinh thần học tập môn Lịch sử lớp 4
150,000đ
Một số trò chơi giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Toán
Một số trò chơi giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Toán
150,000đ