A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Lý do khách quan:
Toán học là môn khoa học, toán học có vai trò rất quan trọng, là chìa khóa cho các ngành khoa học khác, toán học đa dạng và phong phú, mỗi nội dung toán học đều có những đặc trưng và áp dụng của nó. Cùng với sự phát triển của đất nước, thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển và hội nhập thì việc tiếp thu khoa học hiện đại của thế giới. Do sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, kho tàng kiến thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng, đòi hỏi ngay từ việc học của trò phải có kiến thức vững vàng, những lập luận chặt chẽ. Những người hướng dẫn các em tiếp thu kiến thức là những thày, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy các em, nhà trường không thể luôn cung cấp cho học sinh những hiểu biết cập nhật được, điều quan trọng là phải trang bị cho các em năng lực tự học để có thể tự mình tìm kiếm những kiến thức cần thiết cho bài học, để vận dụng vào làm bài tập.
Qua nhiều năm là giáo viên giảng dạy trên lớp tôi thấy rằng việc truyền thụ kiến thức cho các em mới chỉ là một chiều, là chỉ mới chỉ cho các em thấy cái đúng, lời giải đúng, mà chưa chỉ cho các em tìm cái sai trong khi làm toán mà các em hay gặp để các em suy nghĩ sâu sắc hơn cho học sinh, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo.
Trong nội dung này tôi chú ý tới vấn đề đòi hỏi học sinh khắc phục những sai lầm mà các em hay mắc phải khi làm toán, cụ thể trong chương I Đại số 9. Từ đó các em làm tốt hơn cho các nội dung học sau, và các môn học khác.
2.Lý do chủ quan:
Trong chương trình đại số lớp 9 THCS phần kiến thức về căn bậc hai, căn bậc ba, tôi thấy học sinh còn mắc rất nhiều sai sót khi trình bày một bài toán, có những lỗi sai mà lẽ ra các em không đáng mắc phải, nhưng vì sao như vậy đó là một câu hỏi của tôi, làm thế nào để các em trình bày một bài toán được tốt mà ít mắc sai lầm, và ít bị bỏ quên các điều kiện như vậy.
Trong quá trình giảng dạy thực tế trên lớp một số năm học tại trường THCS .Tôi phát hiện ra rằng còn rất nhiều học sinh thực hành kỹ năng giải toán còn yếu, lời giải toán còn thiếu nhiều và chưa chắt chẽ theo tư duy toán học do nhiều nguyên nhân như năng lực tư duy ngôn ngữ, khả năng chuyển thể từ ngôn ngữ văn học thành các quan hệ toán học, chưa thực sự hiểu kỹ về căn bậc hai và trong khi thực hiện các phép toán về căn bậc hai, hay có sự nhầm lẫn, hiểu sai đầu bài, thực hiện sai mục đích …Việc giúp học sinh nhận ra sự nhầm lẫn và giúp các em tránh được sự nhầm lẫn đó là cần thiết, giúp các em có một sự am hiểu vững chắc về lượng kiến thức khi học căn bậc hai, tạo nền móng để tiếp tục nghiên cứu các dạng toán cao hơn sau này.
Qua nghiên cứu tài liệu, thực tế giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp tôi rút ra kinh nghiệm " Giúp học sinh khắc phục một số sai lầm thường gặp khi giải các bài toán về căn bậc hai" nhằm tránh những sai lầm đáng tiếc của học sinh.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu:
Khi dạy học sinh về căn thức bậc hai, tôi thấy học sinh còn lúng túng khi trình bày bài toán về căn bậc hai, tôi rất băn khoăn làm thế nào để học sinh làm tốt được bài tập, không sai sót .
Trước thời gian đó nhiều em học sinh đi thi về cho rằng mình làm tốt bài, xong điểm chưa được cao, chưa tối đa, lỗi vì đâu.
Khi kiểm tra 15 phút của 32 em học sinh lớp 9A của trường THCS trong nội dung đầu năm học về căn thức bậc hai tôi thấy học sinh còn mắc khá nhiều lỗi sai mà lẽ ra các em không mắc phải, khi điều tra và thống kê tôi thấy kết quả không như mong muốn.
Nội dung kiểm tra
Câu 1. Tìm các căn bậc hai của các số sau.
a) 49
b) 64
Câu 2. Tìm điều kiện để các căn thức sau có nghĩa.
a)
b)
Câu 3. Tính.
a)
b)
Số học sinh làm được
Bài
SL %
Câu1 25 78,1
Bài 2(a) 20 62,5
Bài 2(b) 15 46,8
Bài 3 (a) 20 78,1
Bài 3 (b) 10 31,2
II.Phạm vi nghiên cứu:
Trong sáng kiến này tôi chỉ nêu ra một số “Nhóm sai lầm” mà học sinh thường mắc phải trong quá trình làm bài tập về căn bậc hai trong chương I –Đại số 9.
Phân tích sai lầm trong một số bài toán cụ thể để học sinh thấy được những lập luận sai, hoặc thiếu chặt chẽ dẫn tới bài giải không chính xác. Từ đó định hướng cho học sinh phương pháp giải toán về căn bậc hai.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 THCS, học sinh giỏi lớp 9 tại đơn vị trường tôi đang trực tiếp giảng dạy
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, lựa chọn các bài tập để minh họa hợp lý từ đó gúp học sinh nắm được cách làm.
-Tổ chức cho học sinh được bồi dưỡng để triển khai đề tài.
-Sử dụng các phương pháp :
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp thống kê.
+Phương pháp so sánh đối chứng.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Thực tế chuyên đề, thảo luận cùng đồng nghiệp.
- Dạy học thực tế trên lớp để đúc rút kinh nghiệm.
- Thông qua học tập bồi dưỡng các chu kì GDTX.
- Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên có kinh nghiệm của trường trong những năm học trước và vốn kinh nghiệm của bản thân trong những năm giảng dạy tại trường THCS .
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy, nhằm tìm ra nguyên nhân những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải toán.
2. Đối với học sinh:
-Làm bài tập giáo viên giao, các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập có liên quan đến nội dung đề tài.
-Sau khi giáo viên hướng dẫn qua các ví dụ thì phải nắm chắc và biết vận dụng vào làm các bài toán cùng loại.
TÀI ĐẨY ĐỦ TẠI ĐÂY