Đề thi học kì 1 môn Hóa học
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Học kì 1
Đề thi học kì 1 môn Hóa học
Miễn phí
Danh mục: Đề thi THPT - Cao đẳng - Đại học
Loại tài liệu: Học kì 1
Đề thi học kì 1 môn Hóa học
Miễn phí
SỞ GD & ĐT ………… TRƯỜNG THPT ……… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 12 MÔN: Hóa học Năm học 2020 - 2021 |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 Đ)
Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; S= 32; Na=23; K=39; Al=27; Cl=35,5; Fe=56; Zn=65; Ag=108; Cu=64; Be=9; Mg= 24; Ca=40; Sr= 88; Ba=137;
Câu 1: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
A. trùng hợp.
B. trao đổi.
C. nhiệt phân.
D. trùng ngưng.
Câu 2: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau : Ở dạng mạch hở glucozơ và fructozơ đều có nhóm cacbonyl, nhưng trong phân tử glucozơ nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số …, còn trong phân tử fructozơ nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số…. Trong môi trường bazơ, fructozơ có thể chuyển hoá thành … và …
A. 1, 2, glucozơ, mantozơ.
B. 1, 2, glucozơ, ngược lại.
C. 2, 2, glucozơ, ngược lại.
D. 2, 1, glucozơ, ngược lại.
Câu 3: Để phân biệt dung dịch các chất sau: metyl amin, axit aminoaxetic, amoni axetat, anbumin (dd lòng trắng trứng) người ta dùng các thuốc thử là :
A. Quỳ tím, dd HNO3đặc, dd NaOH.
B. Quỳ tím, ddHCl, dd NaOH.
C. Cu(OH)2, phenolphthalein, dd HCl.
D. Quỳ tím, Cu(OH)2.
Câu 4: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:
A. (1), (2), (3) và (4).
B. (1), (3), (4) và (6).
C. (3), (4), (5) và (6).
D. (2), (3), (4) và (5).
Câu 5: Chất nào dưới đây không cho phản ứng trùng ngưng?
A. Axit w-aminoenantoic
B. Axit acrylic
C. Axit e-aminocaproic
D. Axit aminoaxetic
Câu 6: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
B. Trong protein luôn luôn chứa nguyên tố nitơ
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các a-amino axit.
Câu 7: Một mẫu kim loại Fe có lẫn tạp chất là các kim loại Al, Mg. Để loại bỏ tạp chất thì dùng dung dịch nào sau đây?
A. Cu(NO3)2.
B. NaOH.
C. Fe(NO3)3.
D. Fe(NO3)2.
Câu 8: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin X Y. Chất Y là chất nào sau đây ?
A. CH3-H(NH3Cl)COONa
B. CH3-CH(NH2)-COONa
C. CH3-CH(NH3Cl)COOH
D. H2N-CH2-CH2-COOH
Câu 9: Trong số các kim lọai: nhôm, bạc, sắt, đồng, crom thì kim loại cứng nhất, dẫn điện tốt nhất lần lượt là:
A. Sắt, nhôm.
B. Sắt, bạc.
C. Crom, bạc.
D. Crom, đồng.
Câu 10: Polivinyl clorua có công thức là
A. (CH2-CHCl)n.
B. (-CH2-CHBr-)n.
C. (CH2-CH2-)n.
D. (CH2-CHF)n.
Câu 11: Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s2 Vậy vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA.
C. ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
D. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA.
Câu 12: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A. CuO, Al, Mg.
B. MgO, Na, Ba.
C. Zn, Ni, Sn.
D. Zn, Cu, Fe.
Câu 13: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ?
A. Có 0,1% trong máu người.
B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
C. Còn có tên gọi là đường nho.
D. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.
Câu 14: Lọai thực phẩm nào không chứa nhiều saccarôzơ là:
A. đường phèn.
B. mật ong.
C. mật mía.
D. đường kính.
Câu 15: Cho các chất sau: (X1) C6H5NH2; (X2) CH3NH2 ; (X3) H2NCH2COOH; (X4) C6H12O6;(X5) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; (X6) H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH; (X7) lòng trắng trứng Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?
A. X1, X2, X5,X7
B. X1, X5, X4
C. X2, X6
D. X2, X3,X4,X6
Câu 16: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 17: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 550.
B. 850.
C. 650.
D. 750.
Câu 18: Đun nóng dung dịch chứa 0,1 mol saccarozơ và 0,1 mol glucozơ với dung dịch H2SO4 loãng dư cho đến khi phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn rồi trung hòa axit bằng kiềm, sau đó thực hiện phản ứng tráng gương với AgNO3 dư. Khối lượng Ag thu được sau phản ứng là:
A. 32,4g
B. 64,8g
C. 43,2g
D. 21,6g.
Câu 19: Cho nước brom dư vào anilin thu được 16,5 g kết tủa. Giả sử H = 100%. Khối lượng anilin trong dung dịch là
A. 46,5.
B. 4,5.
C. 4,65.
D. 9,3.
Câu 20: Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là
A. 15.000
B. 24.000
C. 12.000
D. 25.000.
Câu 21: Để nhận biết các dung dịch : lòng trắng trứng, anilin, glyxin, vinyl axetat, hồ tinh bột, ta có thể tiến hành theo trình tự sau:
A. Quỳ tím, iot, Cu(OH)2
B. NaOH, nước brom, iot.
C. Na, iot, Cu(OH)2
D. nước brom, Cu(OH)2,iot
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 11,9 g hỗn hợp gồm Al và Zn bằng H2SO4 đặc nóng thu được7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 g S và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là:
A. 50,3 g
B. 30,5 g
C. 35,0 g
D. 30,05 g
Câu 23: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Sr và Ba.
B. Ca và Sr.
C. Be và Mg.
D. Mg và Ca.
Câu 24: X là một Tetrapeptit cấu tạo từ Aminoacid Y, trong phân tử Y có 1 nhóm(-NH2), 1 nhóm (-COOH) ,no, mạch hở. Trong Y Oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường acid thì thu được 28,35(g) tripeptit; 79,2(g) đipeptit và 101,25(g) Y. Giá trị của m là?
A. 184,5
B. 258,3.
C. 405,9.
D. 202,95.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 Đ)
Câu 1: (1điểm). Viết phương trình hóa học:
a. Alanin + dung dịch HCl
b. Kẽm + dung dịch CuSO4
Câu 2: (1 điểm).
Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau đây: Glucozơ , glyxin, axit axetic bằng phương pháp hóa học.
Câu 3: (1 điểm)
A là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 3 g A tác dụng với NaOH dư được 3,88 g muối. Xác định công thức cấu tạo của A.
Câu 4 : (1 điểm)
Cho m gam kim loại sắt vào dung dịch axit nitric, thu được 1,12 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (điều kiện tiêu chuẩn). Tính m và lượng dung dịch HNO3 10% đã phản ứng.
Cho: Fe = 56; Na = 23; H = 1; C = 12; N = 14; O = 16
---HẾT---
I. TRẮC NGHIỆM
1D 2B 3D 4B 5B 6A 7D 8C |
9C 10A 11A 12C 13D 14B 15C 16A |
17D 18B 19C 20C 21D 22A 23B 24A |
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 Đ)
CÂU | NỘI DUNG TRẢ LỜI | ĐIỂM |
Câu 1
|
Viết phương trình hóa học: 1. alanin + HCl 2. Kẽm + CuSO4 |
0,5 đ 0,5 đ |
Câu 2 |
Nhận biết : glucoz, glyxin, axit axetic Dùng quỳ tím: mẫu hóa đỏ là axit axetic Dùng dung dịch AgNO3/NH3: mẫu tạo kết tủa Ag là glucoz. Mẫu không phản ứng là glyxin |
0,25 đ
0,5 đ
0,25đ |
Câu 3
|
CTCT: NH2(CH2)xCOOH (A) Số mol A= (3,88−3) : 22 = 0,04 mol M= 3:0,04 = 75 → 16+14x+45=75→ x= 1 CTCT của A là: NH2CH2COOH |
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
|
Câu 4 |
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 0,05 0,2 ← 0,05 Số mol NO = 1,12 : 22,4 = 0,05 mol m = 56 x 0,05 = 2,8gam m dd HNO3 = (0,2x63x100) : 10 = 126 gam |
0,25 đ
0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
|
Chú ý : * HS có thể trả lời bằng nhiều cách khác với đáp án, nếu đúng vẫn cho trọn điểm.