Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Thực trạng và nguyên nhân:
1. Thực trạng:
Hai tam giác bằng nhau là một nội dung khá mới mẽ đối với HS lớp 7. Đây cũng là kiến thức cơ sở để học sinh tiếp cận với các nội dung tiếp theo trong chương trình toán THCS. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau mà việc dạy học nội dung này chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn một số giáo viên trường THCS Nguyễn Văn Tiệp thu được kết quả như sau: đa số quý thầy cô cho rằng do thời lượng dành cho nội dung có hạn và cũng do trình độ của HS ở các lớp không đều (7a3, 7a4, 7a5, 7a6, 7a7 năm học 2012 - 2013 là một ví dụ) nên khó đi sâu vào các dạng bài tập nhằm bồi dưỡng năng lực giải toán chủ đề hai tam giác bằng nhau cho học sinh. Chính vì vậy mà việc bồi dưỡng năng lực giải toán cho HS thông qua dạy học nội dung hai tam giác nói riêng và dạy học môn Toán nói chung là điều vô cùng cần thiết và có thể thực hiện được góp phần thực hiện thành công mục tiêu dạy học toán ở trường phổ thông.
2. Nguyên nhân:
Bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh là phát triển khả năng giải toán cho học sinh trên cơ sở hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên. Bồi dưỡng năng lực giải toán là thành phần của bồi dưỡng năng lực nói chung. Bồi dưỡng năng lực giải toán nhằm: củng cố và khắc sâu các kiến thức mà các em đã học; rèn luyện khả năng giải toán; rèn luyện khả năng vận dụng tri thức trong nội bộ môn học cũng như các bộ môn khác, trong thực tiễn cuộc sống; phát triển các năng lực trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, ... và hình thành các phẩm chất trí tuệ ... Muốn làm được điều đó ta cần tập trung vào việc bồi dưỡng mười năng lực thành phần sau: Năng lực phát triển và tái hiện những định nghĩa, kí hiệu, các phép toán, các khái niệm; Năng lực tính nhanh và cẩn thận, sử dụng đúng các kí hiệu; Năng lực chuyển dịch các dữ kiện thành kí hiệu; Năng lực biểu diễn các dữ kiện thành kí hiệu; Năng lực theo dõi một hướng suy luận hay chứng minh; Năng lực xây dựng một chứng minh; Năng lực giải một bài toán đã toán học hoá; Năng lực giải một bài toán chưa toán học hoá; Năng lực khái quát hoá toán học; Năng lực phân tích bài toán và xác định các phép toán có thể áp dụng để giải(Trần Thúc Trình – Nhìn lại lịch sử cải cách nội dung và phương pháp dạy – học toán ở trường phổ thông trên thế giới trong thế kỉ XX)
Để phát triển mười năng lực thành phần nói trên không có cách nào thích hợp hơn là đưa ra một hệ thống bài tập cho học sinh nhằm giúp cho học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy, hình thành kỹ năng, kỹ xảo ứng dụng toán học vào thực tiễn. Qua đó năng lực giải toán của học sinh sẽ được phát triển và đồng thời phát triển năng lực toán học của học sinh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc năng lực giải toán của HS nói chung còn hạn chế có thể liệt kê như: thời lượng chương trình có hạn, GV chưa hiểu hết năng lực HS của mình, HS chưa có nhiều cơ hội bồi dưỡng tiếp cận với các bài toán nâng cao, đôi lúc phương pháp chưa phù hợp với đối tượng khiến các em chán nãn, lười học, tiết toán trở thành một áp lực dành cho các em, bản thân HS bị mất căn bản tạo sức ì tư duy không chịu vận động giải toán, ...
II. Biện pháp/ Giải pháp đã thực hiện
Yêu cầu các biện pháp:
- Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo mục tiêu dạy học.
- Các biện pháp đưa ra phải có tính khả thi.
- Các biện pháp đưa ra phải toàn diện cân đối tác động đến cả ba mặt tạo nên năng lực của từng học sinh trong đó có phát triển tri thức, kỹ năng và phẩm chất.
- Các biện pháp đưa ra phải có tính hiệu quả.
1. Biện pháp 1: Giúp cho học sinh nắm vững kiến thức về hai tam giác bằng nhau
Hai tam giác bằng nhau là một trong ba nội dung quan trọng cốt lõi khi tìm hiểu về tam giác ở Hình học lớp 7. Đây là nền tảng để học sinh xây dựng một số nội dung quan trọng ở các lớp cao hơn. Muốn giải được các bài toán liên quan đến nội dung chứng minh thì điều quan trọng đầu tiên là học sinh phải nắm vững được các kiến thức cơ bản về hai tam giác bằng nhau. Do vậy, để góp phần bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh chúng ta cần trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về giới hạn một cách vững vàng thông qua quá trình dạy học nội dung trên GV giúp học sinh lĩnh hội những nội dung kiến thức cơ bản về hai tam giác bằng nhau bằng phương pháp dạy học thích hợp.
Để giúp học sinh đạt được điều đó thì giáo viên cần phải xác định mục tiêu giảng dạy cho mình và mục tiêu học tập cho học sinh khi thiết kế bài học. Cụ thể, khi xác định mục tiêu dạy học thì xác định nội dung nào trong bài học là trọng tâm giúp học sinh nắm vững, thể hiện mục tiêu dạy học dưới dạng hoạt động của học sinh, hình dung sau khi tìm hiểu nội dung bài đó, học sinh phải có những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở mức độ như thế nào.
Với học sinh thì mục tiêu đặt ra là phải nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài học và hiểu sâu sắc kiến thức sau khi kết thúc bài học. Yêu cầu học sinh thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện các kiến thức theo sách giáo khoa, lặp lại đúng và thành thạo các kỹ năng đã được tập dượt trong tiết học. Chú ý năng lực nhận thức, rèn luyện các kỹ năng và phẩm chất tư duy phù hợp với nội dung bài học, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh
Sau khi thiết kế bài giảng thì giáo viên nên chọn phương pháp giảng phù hợp với đối tượng học sinh của mình sao cho giúp học sinh dễ dàng nhất củng cố kiến thức cũng như tiếp thu kiến thức mới, tạo niềm tin, hứng thu học tập cho học sinh. Tạo điều kiện cho các em học tập trong hoạt động và bằng hoạt động.
2. Biện pháp 2: Tập cho học sinh có khả năng cụ thể hóa, tương tự hóa, tổng quát hóa khi giải toán hai tam giác bằng nhau
Cụ thể hóa, tương tự hóa, tổng quát hóa là những hoạt động trí tuệ thường xuyên xảy ra khi học sinh thực hiện giải toán. Nhưng trên thực tế có một bộ phận HS không thể hoạt động tự giải các bài toán mặc dù hiểu những yêu cầu bài toán, đó là do khả năng cụ thể hóa và tương tự hóa các em còn kém mà nguyên nhân là do ít làm bài tập có liên quan.
TÀI ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY